ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

126 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 12

  • Hôm nay 7034

  • Tổng 6.327.573

Tuyên Hóa: Chủ động phòng chống thiên tai năm 2024

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Năm 2023, các tình huống thiên tai vẫn diễn biến khó lường, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, ở mức cao hơn TBNN và cường độ rất gay gắt, nhiều nơi đã vượt giá trị lịch sử. Đặc biệt nhiệt độ trung bình trong đợt nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2023 từ 38 - 400C, cao điểm 410C, rét đậm đến rét hại cực đoan, nhiệt độ trung bình 10-120C, trong đó đợt rét đậm nhất là ngày 30/01/2023 nhiệt độ thấp nhất là 60C; Toàn huyện có 12 điểm sạt lở bờ sông, suối với tổng chiều dài khoảng 4,01km ảnh hưởng trực tiếp đến 112 hộ dân; 18 điểm sạt lở núi, ảnh hưởng trực tiếp đến 195 hộ dân.

Trong bối cảnh đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự huyện các cấp, các ngành đã bám sát chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện triển khai toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn với sự chủ động và luôn quán triệt phương châm 4 tại chỗ, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra.

Tuy nhiên, công tác phòng chống thiên tại vẫn còn tồn tại, hạn chế như: Một số bộ phận người dân còn chủ quan trước diễn biến thiên tai ngày càng cực đoan; lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở, nhất là cấp thôn, bản chưa thực sự chuyên nghiệp; trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn còn thiếu; kinh phí đầu tư cho công tác phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai chưa đáp ứng yêu cầu...

Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn, dự báo thời tiết năm 2024 sẽ rất cực đoan, nắng nóng gay gắt, nguy cơ rất cao về cháy rừng, hạn hán vào mùa khô; mưa, bão diễn biến phức tạp vào cuối năm, lũ có khả năng cao hơn trung bình nhiều năm (do hiện tượng ENSO ở trạng thái El Nino đang suy yếu đến cuối tháng 6/2024, sau đó có khả năng dịch chuyển sang trạng thái La Nina từ tháng 8/2024), đặt ra yêu cầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ứng phó, phòng tránh, cứu hộ, cứu nạn phải thật chi tiết, cụ thể, chuyên nghiệp, hiệu quả.

Để chủ động phòng chống phòng chống thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2024, Ban Chỉ huy huyện Tuyên Hóa đã tổ chức hội nghị quán triệt, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn. Tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ, trên cơ sở những kết quả đạt được, rút kinh nghiệm từ những tồn tại, hạn chế, tiếp tục quán triệt nghiêm phương châm 4 tại chỗ, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện trong công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai; xác định phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, liên tục cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tuyệt đối không chủ quan, lơ là. Trong đó, tập trung tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động cả hệ thồng chính trị trong phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Rà soát, kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN các cấp, các ngành; bổ sung, hoàn thiện phương án ứng phó, phòng chống các tình huống thiên tai nhất là: cháy nổ, cháy rừng, hạn hán, bão mạnh, lũ lụt, sạt lở đất;…; phương án chỉ huy, kế hoạch hiệp đồng, huy động lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn liên vùng, liên xã để hỗ trợ, ứng cứu khi thiên tai xảy ra cũng như phục hồi sản xuất, đời sống sau thiên tai. Khẩn trương triển khai Công điện của UBND huyện về phòng cháy, chữa cháy rừng, tập trung chỉ đạo, kiểm tra, chuẩn bị tốt việc ứng phó, phòng chống hạn hán, cháy nổ, cháy rừng trong mùa khô, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, phương tiện ra, vào các khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao; đặc biệt là các chợ đầu mối, thực hiện nghiêm công tác ứng trực 24/24 giờ trong mùa khô.

Chủ động, sẵn sàng các phương án ứng phó bão mạnh, lũ lụt trong mùa mưa, bão năm 2024; rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở để chủ động xử lý, di dời đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư các dự án, nhất là các dự án khắc phục sự cố kè, hồ đập, sạt lở bờ sông, di dời dân khẩn cấp đã được bố trí kinh phí có phương án chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai; tập trung đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt là tiến độ vượt lũ để an toàn cho công trình và khu vực dân cư. Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, nhất là truyền thông cơ sở về kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng ứng phó, phòng chống thiên tai để các cấp, các ngành, người dân biết, chủ động thực hiện có hiệu quả. Đảm bảo thông tin, liên lạc, an toàn giao thông, an ninh trật tự, an toàn xã hội, hệ thống điện, nước trước, trong và sau thiên tai, sự cố. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu, đặc biệt là lực lượng nòng cốt như công an, quân sự, biên phòng, xung kích phòng chống thiên tai, phòng cháy, chữa cháy rừng…Đảm bảo công tác hậu cần, cứu trợ khẩn cấp trước, trong thiên tai. Chủ động triển khai sớm, kịp thời lực lượng, phương tiện, vật tư theo các phương án, kịch bản khi có tình huống xảy ra. Tập trung chỉ đạo, sớm ổn định đời sống sinh hoạt, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai.

Hà Thủy

Các tin khác