ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

125 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 1

  • Hôm nay 158

  • Tổng 5.975.284

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH QUÝ I NĂM 2014

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Bộ Nội vụ báo cáo tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính Quý I năm 2014. Báo cáo gồm 2 phần:

- Công việc chủ yếu đã làm và kết quả;

- Một số công việc trọng tâm trong Quý II năm 2014.

I. CÔNG VIỆC CHỦ YẾU ĐÃ LÀM VÀ KẾT QUẢ

1. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền và kiểm tra thực hiện

Trong quý I năm 2014, các bộ, ngành đã tích cực triển khai công tác chỉ đạo, điều hành thông qua công tác rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành nhằm triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. Theo đó, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, góp phần đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Nhiều bộ, ngành và địa phương đã tiến hành tổ chức Hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2013 và triển khai công tác cải cách hành chính năm 2014; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 trên cơ sở cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch cải cách hành chính, kế hoạch kiểm tra và kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã được ban hành. Đến nay, đã có 18/30 bộ, ngành và 46/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 (phụ lục kèm theo).

Là cơ quan thường trực chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ Nội vụ thường xuyên theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết s 30c/NQ-CP, trong đó có việc xây dựng các đề án được Chính phủ giao và các văn bản hướng dẫn triển khai. Triển khai thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP và Đề án xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, y ban nhân dân các tỉnh, thành ph trực thuộc Trung ương được phê duyệt tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012, trong Quý I năm 2014, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định s 100/QĐ-BNV ngày 11/02/2014 phê duyệt Kế hoạch triển khai Xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2013 của các bộ, cơ quan ngang bộ, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, xác định những nội dung cn trin khai của các bộ, ngành trung ương và y ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Triển khai thực hiện Quyết định số 100/QĐ-BNV, trong quý I năm 2014, Bộ Nội vụ đã tổ chức các hội nghị đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm kết quả xác định Chỉ s cải cách hành chính năm 2012 và triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2013. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nội vụ, cuối quý IV năm 2013 và quý I năm 2014, nhiều tỉnh, thành phố đã ban hành đề án hoặc bộ tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính để đánh giá kết quả triển khai cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị hành chính thuộc và trực thuộc, như: Tuyên Quang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Sơn La, Thanh Hóa, Cao Bằng, Bắc Kạn... Tỉnh Gia Lai có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định kết quả đánh giá chỉ số cải cách hành chính của các sở, ngành trong tỉnh và y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố năm 2013; tỉnh Hưng Yên đã ban hành kế hoạch xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2013 của tỉnh; tỉnh Ninh Bình công bố kết quả phân loại, xếp hạng chỉ số cải cách hành chính của y ban nhân dân cấp huyện năm 2013; S Nội vụ tỉnh Đắk Lắk đã tham mưu y ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị về việc nâng cao Chỉ s Cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.

Trong quý I năm 2014, Bộ Nội vụ cũng đã nghiên cứu, hoàn thiện Dự thảo Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tại Tờ trình s 541/TTr-BNV ngày 25/02/2014 nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính. Bộ Nội vụ đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo văn bản thay thế Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo góp ý của các bộ, ngành và địa phương trình Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện Quyết định s 1333/QĐ-BNV ngày 14/12/2012 phê duyệt Đ án Tăng cường năng lực đội ngũ công chức chuyên trách cải cách hành chính giai đoạn 2013-2015, trong quý I, Bộ Nội vụ đã tổ chức 03 lớp tập huấn dành cho đội ngũ công chức chuyên trách cải cách hành chính của các bộ, ngành và địa phương. Cũng trong quý I năm 2014, Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 187/QĐ-BNV ngày 10/3/2014 phê duyệt Kế hoạch xác định Chỉ số hài lòng của người dân, t chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2014.

Công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính trong quý I năm 2014 tập trung tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ; về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2012 của các bộ, cơ quan ngang bộ, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; về thực hiện cơ chế một ca, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; cải cách chế độ công vụ, công chức; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. Nhiều địa phương đã tiếp tục có các tin, bài, chuyên trang và chuyên mục về cải cách hành chính như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Nông, Bình Dương, Ninh Bình, Hà Nội. Đài Tiếng nói Việt Nam đã tập trung tuyên truyền kết quả hoạt động của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng hoạt động, cải tiến dịch vụ công và gắn kết với người dân, doanh nghiệp của các bộ, ngành và địa phương. Báo Công an nhân dân, Bộ Công an tập trung thực hiện có hiệu quả Kế hoạch truyền thông đã ký với Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính - Bộ Tư pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2014, Đ án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong nội bộ lực lượng Công an nhân dân; Đ án xác định Chỉ số cải cách hành chính.

Đ đảm bảo kế hoạch cải cách hành chính năm được thực hiện đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra, công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện cải cách hành chính đã được nhiu bộ, ngành và địa phương trin khai thực hiện ngay từ những tháng đầu năm 2014. Các bộ, ngành và địa phương đã ban hành Kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính năm 2014 và tiến hành kiểm tra công tác cải cách hành chính, việc giải quyết thủ tục hành chính và kỷ cương, kỷ luật hành chính tại các đơn vị trực thuộc như Bạc Liêu, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, An Giang. Bộ Y tế đã có kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính của Bộ đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.

2. Kết quả đạt được

a) Cải cách thể chế:

Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Nhìn chung, công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành đã được thực hiện đúng quy định, kịp thời với chất lượng văn bản ngày càng được nâng cao. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có nhiu chỉ đạo v công tác cải cách th chế, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đ tiếp tục tăng cường hiệu quả thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 7/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ v việc loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế chính sách đ nâng cao hiệu quả đầu tư, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị s 32/CT-TTg, khẩn trương hoàn thành những nhiệm vụ, nhất là việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư (Công văn số 299/TTg-KTTH ngày 7/3/2014). Đồng thời rà soát quá trình thực thi những cơ chế đã ban hành để phát hiện những nội dung chưa phù hợp, còn là rào cản đối với việc tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư để kịp thi sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tại văn bản số 299/TTg-KTTH, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, trong đó nêu rõ những hạn chế, bất cập và đề ra các giải pháp cụ thể mà các cơ quan, đơn vị phải thực hiện nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Chỉ thị số 32/CT-TTg.

Trong quý I năm 2014, Bộ Tư pháp đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 05 văn bản, trong đó có Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 13/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 67/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội về việc tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, y ban thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; Quyết định số 251/QĐ-BTP ngày 13/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ Tư pháp đã ban hành, liên tịch ban hành 08 thông tư, thông tư liên tịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình và ban hành theo thẩm quyền 12 văn bản gồm: 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 05 thông tư và 05 quyết định của Bộ trưởng; Thanh tra Chính phủ xây dựng Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định s 90/2013/NĐ-CP ngày 8/8/2013 quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao và dự thảo Thông tư hướng dẫn quy trình nghiệp vụ tiếp công dân; Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 03/2014/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Bộ Công an ban hành Thông tư số 07/2014/TT-BCA ngày 13/02/2014 quy định về quy trình cấp, đổi, cấp lại chứng minh nhân dân.

b) Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước:

Trên cơ sở Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, các bộ, ngành tiếp tục tích cực thực hiện rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức để xây dựng và trình Chính phủ nghị định thay thế, sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan mình. Trong quý I năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Nhiu bộ, ngành cũng tiếp tục xây dựng và ly ý kiến các đơn vị trực thuộc để ban hành quy định phân cấp về tổ chức, biên chế, quản lý công chức, viên chức giữa bộ và các đơn vị trong bộ, như: Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an.

Các địa phương tiếp tục rà soát, ban hành quy định sửa đổi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị; ban hành quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức như: An Giang, Đồng Nai, Hậu Giang, Gia Lai, Ninh Thuận.

c) Cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông:

Trong quý I năm 2014 các bộ, ngành và địa phương tiếp tục khẩn trương triển khai thực hiện các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được Chính phủ phê duyệt, ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2014 và Kế hoạch rà soát thủ tục hành chính. Bộ Tư pháp đã công bố công khai 15 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính là 112.282 hồ sơ thủ tục hành chính và 10.635 hồ sơ văn bản có liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước. Tiếp tục thực hiện các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được Chính phủ phê duyệt tại 25 nghị quyết chuyên đ, đến nay, các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật đ đơn giản hóa 4.025 thủ tục hành chính trên tổng số 4.712 thủ tục hành chính, tỷ lệ hoàn thành đạt 85,4%. Đồng thời, Bộ Tư pháp đã hoàn chỉnh, trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết v một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh; ban hành theo thẩm quyền 02 thông tư hướng dẫn công bố, niêm yết công khai và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính, Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 về việc hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính. Ngoài ra, Bộ Tư pháp đang tiếp tục tập trung hoàn chỉnh dự thảo Đ án thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cp chính quyn đ trình Thủ tướng Chính phủ theo kế hoạch; hoàn chỉnh Hệ thng quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính để chuẩn bị đưa vào vận hành từ Quý II năm 2014; tổ chức các cuộc họp nhằm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án liên thông thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký hộ khẩu và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đ án thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuê.

Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tiếp tục được các địa phương quan tâm tổ chức thực hiện, đẩy mạnh xây dựng các đề án liên thông, tăng cường đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, bố trí cán bộ, công chức có năng lực đáp ứng yêu cầu làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp. Tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm triển khai phần mềm một cửa điện tử giai đoạn 1 và định hướng giai đoạn 2. Tỉnh Thừa Thiên Huế thường xuyên rà soát, chọn lọc thống nhất các quy định về quy trình, quy chế phối hp trong tiếp nhận, giải quyết và giao trả kết quả thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính các cấp. Tại tỉnh Đắk Lắk, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp Sở Nội vụ kiểm tra, đánh giá kết quả dự án Xây dựng hệ thống một cửa điện tử liên thông tại các huyện năm 2013, đồng thời triển khai kế hoạch áp dụng một cửa điện tử tại Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nội vụ, dự kiến triển khai mô hình một cửa hiện đại tại 1-2 phường trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột để nhân rộng toàn tỉnh. Tại tỉnh Đồng Nai, 03 đơn vị thực hiện cơ chế một cửa liên thông hiện đại là huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom và thành phố Biên Hòa đã có những kết quả bước đầu, công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp đã có những chuyển biến theo hướng tích cực, sự hài lòng của người dân về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính được tăng lên đáng kể.

d) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:

Trong quý I năm 2014, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý công chức và hệ thống thể chế quản lý viên chức theo đúng tinh thần và các quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; tập trung đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức". Công tác thi tuyển cạnh tranh các chức danh lãnh đạo, quản lý; tuyn dụng công chức bằng hình thức thi trực tuyến và thi nâng ngạch theo hình thức cạnh tranh tiếp tục được đẩy mạnh và được coi là những giải pháp mang tính đột phá để nâng cao chất lượng nền công vụ cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đã được một số bộ, tỉnh quan tâm thực hiện. Tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức thành công việc thí điểm thi tuyển 04 chức danh: Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải; Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình; Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cộng đồng, đồng thời tỉnh Đồng Tháp cũng đã tổ chức thành công thi tuyển công chức hành chính theo nguyên tắc cạnh tranh theo vị trí việc làm, có sử dụng phần mềm thi tuyển công chức trực tuyến trên máy tính. Tỉnh Quảng Nam tổ chức thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo: Hiệu trưởng trường Đại học Quảng Nam; Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng kinh tế, kỹ thuật. Bộ Giao thông Vận tải quyết định thi tuyển chức danh Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo Đề án thí điểm thi tuyển Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Thực hiện Quyết định số 1516/QĐ-BTP ngày 20/6/2013 phê duyệt Đề án thi tuyển lãnh đạo cấp phòng, cấp vụ các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp giai đoạn 2013-2015, trong quý I năm 2014, Bộ Tư pháp đã tổ chức thi tuyển chức danh Phó Giám đốc Học viện Tư pháp.

đ) Hiện đại hóa nền hành chính và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 : 2008:

Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, nâng cấp hoàn thiện bộ phận và mở rộng lĩnh vực cung cp dịch vụ công trực tuyến trên Cng thông tin điện tử, tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nưc theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong quý I năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 5/3/2014 về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước. Theo đó, các cơ quan phải xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng: gồm: bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (bộ, ngành); UBND tỉnh, thành ph trực thuộc Trung ương, UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cp huyện. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị sau xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng: Cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam; UBND xã, phường, thị trấn; đơn vị sự nghiệp công lập.

Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 : 2008 vào hoạt động quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp cho quy trình giải quyết công việc của cơ quan được minh bạch, chất lượng công việc được nâng lên, thay đổi phương thức và công cụ làm việc theo hướng linh hoạt, thuận tiện cho cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Triển khai Kế hoạch xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý cht lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo áp dụng hệ thng quản lý cht lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.

3. Nhận xét, đánh giá chung

a) Ưu điểm:

- Trong quý I năm 2014, công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính đã được nhiều bộ, ngành và địa phương tập trung quan tâm, nhiều đồng chí lãnh đạo của các bộ, ngành và địa phương đã trực tiếp đôn đốc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra cải cách hành chính, qua đó đã tạo chuyn biến trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là sau khi công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2012. Công tác lập kế hoạch đã được các bộ, địa phương quan tâm thực hiện có chất lượng, đạt được một số kết quả tốt trong chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, như: Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giao thông Vận tải, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Đắk Lắk.

- Chất lượng hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp ngày càng được nâng cao với việc tăng cường đầu tư trang thiết bị, đy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; nhân rộng mô hình một cửa điện tử; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận này.

b) Tồn tại, hạn chế:

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng về cơ bản đã bảo đảm tính thống nhất pháp lý, tuy nhiên, công tác soạn thảo và ban hành văn bản của một số bộ, ngành chưa được quan tâm đúng mức nên đã dẫn đến một số văn bản không thể áp dụng ngay được, còn nhiều lúng túng trong trin khai thực hiện.

- Một số bộ, ngành và địa phương chưa quan tâm đến việc xây dựng báo cáo cải cách hành chính theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Công văn số 725/BNV-CCHC ngày 01/3/2012 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và báo cáo cải cách hành chính theo các nội dung của Nghị quyết số 30c/NQ-CP nên chất lượng báo cáo còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

II. MỘT SỐ CÔNG VIỆC TRỌNG TÂM TRONG QUÝ II NĂM 2014

1. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 trên phạm vi toàn quốc; các bộ khẩn trương xây dựng và triển khai các đề án, dự án được phân công tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ và Nghị quyết số 76/NQ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 30c/NQ-CP;

2. Bộ Nội vụ giúp Chính phủ đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương triển khai xác định và công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2013 của các bộ, cơ quan ngang bộ, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào tháng 6 năm 2014. Triển khai Kếhoạch xác định Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2014.

3. Hoàn chnh, trình Chính phủ dự thảo văn bản mới thay thế Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Triển khai nhân rộng cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại cấp huyện.

4. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đ án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, trong đó có trọng tâm là xây dựng cơ cấu công chức theo vị trí việc làm và đổi mới công tác đánh giá công chức trên cơ sở kết quả công việc, khẩn trương xác định danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan, tổ chức; chọn một số vụ, cục của một số Bộ để làm thí điểm, rút kinh nghiệm, nhân rộng ra cả nước.

5. Tiếp tục rà soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương; sớm hoàn thành việc ban hành nghị định thay thế, sửa đổi các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các bộ, ngành theo quy định. Kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện theo nghị định mới của Chính phủ thay thế Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị đnh s 14/2008/NĐ-CP

6. Tiếp tục thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước theo các nghị quyết của Chính phủ. Đẩy mạnh trin khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg.

7. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các Nghị định số 130/2005/NĐ-CP; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; Nghị định số 115/2005/NĐ-CP; Nghị định số 96/2010/NĐ-CP đi với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

8. Các bộ, ngành và địa phương tăng cường công tác kiểm tra, đôn đc thực hiện nhiệm vụ và tuyên truyền về cải cách hành chính. Triển khai có hiệu quả các nội dung đã được xây dựng tại kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 của bộ, ngành và địa phương, trong đó chú ý đến việc b trí kinh phí đ triển khai các nhiệm vụ trong kế hoạch.