ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

125 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 3

  • Hôm nay 3118

  • Tổng 6.212.258

Thành tựu về kinh tế - xã hội của huyện Tuyên Hóa sau 32 năm tái lập huyện

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 01 tháng 6 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 190-HĐBT, tách huyện huyện Tuyên Hóa thành 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa sau 14 năm sáp nhập (1977 - 1990). Sau khi tái lập, huyện Tuyên Hóa có 16 xã với tổng diện tích đất tự nhiên 115.815 ha, dân số 65.931 người. Tuyên Hóa là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Quảng Bình, là huyện thuần nông, kinh tế chậm phát triển, điểm xuất phát rất thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Song, sau hơn 32 năm xây dựng và phát triển từ khi tái lập huyện, Tuyên Hóa đã đạt được những thành tựu nổi bật, đó là: Kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn bình quân giai đoạn 2010 - 2022 trên 9%/năm. 
Quy mô kinh tế tăng nhanh, đến năm 2022 giá trị sản xuất của các ngành kinh tế đạt 2.752,4 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm, đến nay đạt 46,1 triệu đồng. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp; đến năm 2022, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 28,96%, thương mại - dịch vụ chiếm 49,03%, nông - lâm - thuỷ sản giảm xuống còn 22,01%. Từ nền nông nghiệp lạc hậu, Tuyên Hóa đã tập trung đầu tư hạ tầng nông nghiệp, áp dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Sản xuất nông nghiệp phát triển ngày càng toàn diện hơn, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi và ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao. An ninh lương thực được bảo đảm, sản lượng lương thực không ngừng tăng, từ 10.389 tấn năm 1991 lên 23.561,6 tấn năm 2022.

Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản năm 2022 đạt 605,8 tỷ đồng. 
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 tăng 14,6%, giai đoạn 2015 - 2020 tăng 13,9%; ngành thương mại dịch vụ giai đoạn 2010-2015 tăng 11,9%, giai đoạn 2015-2020 tăng 13,5%. 
Thu ngân sách tăng mạnh, đến năm 2022 đạt 204 tỷ đồng, gấp hơn 75 lần so với năm 1991. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, mở rộng góp phần giải quyết việc làm và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống Nhân dân.
Xây dựng nông thôn mới làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi rõ nét, năm 2022 huyện có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, dự ước đến cuối năm 2023, huyện có 12 xã đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 66,67% số xã toàn huyện. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, đến nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm tỷ lệ 6,88%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư ngày càng hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Tổng vốn đầu tư phát triển của huyện giai đoạn 2010 - 2015 đạt trên 600 tỷ đồng, giai đoạn 2015 - 2020 đạt trên 1.000 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 10,1%. 

Một góc thị trấn Đồng Lê ngày nay

Những kết quả quan trọng đã đạt được sau 32 năm tái lập huyện là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện tiếp tục phát huy giá trị, truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng của quê hương, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa Tuyên Hóa ngày càng phát triển văn minh, giàu đẹp.

Trần Quang Lệ

Các tin khác