ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

125 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 12

  • Hôm nay 887

  • Tổng 5.970.900

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ LAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Trong những năm qua huyện đã chú trọng phát triển chăn nuôi, phấn đấu đưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Thực tiển cho thấy: Đối với chăn nuôi gia cầm, tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, một số bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm H5N1, H7N9, niu cát xơn... có nguy cơ phát sinh, lây lan cao, thị trường đầu ra không ổn định nên việc chăn nuôi gia cầm thiếu tính bền vững. Đối với chăn nuôi đại gia súc: chăn nuôi lợn nguồn thức ăn còn phụ thuộc thị trường, giá thành đầu vào cao, đầu ra thiếu ổn định nên phát triển đàn lợn gặp rất nhiều khó khăn; chăn nuôi trâu khó áp dụng phương thức chăn nuôi thâm canh nên chỉ duy trì và ổn định đàn trâu; đối với chăn nuôi bò vẫn có nhiều lợi thế hơn các loại vật nuôi khác và phù hợp với tiềm năng, lợi thế của huyện. Sau 5 năm thực hiện đề án chăn nuôi, đàn bò đã có chiều hướng chuyển biến tốt, tuy nhiên, việc chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chưa tận dụng hết nguồn thức ăn, đồng cỏ tự nhiên bị thu hẹp, đàn bò chủ yếu vẫn giống địa phương, thể trọng tầm vóc nhỏ, chậm lớn, tỷ lệ thịt thấp nên hiệu quả chăn nuôi bò mang lại không cao. Giá thành cao chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, mặt khác hiện nay, do nhu cầu tiêu thụ thịt bò tăng cao, tại tỉnh ta, bình quân mỗi tháng có trên 4.000 con trâu, bò được nhập về thông qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo. Việt Nam là nước nhập khẩu bò thịt với số lượng tương đối lớn, bình quân mỗi năm ước tính nhập trên 200.000 con từ Úc, Thái Lan, Myanma với trọng lượng bình quân 500kg/con. Các giống bò thịt được nhập về chủ yếu là bò Brahman trắng, Droughtmaster…

 Phương thức chăn nuôi: hiện nay các hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống, quy mô hộ gia đình, kết hợp giữa chăn nuôi với trồng trọt, trâu, bò được chăn thả theo thời vụ khi các loại cây trồng được thu hoạch.
Chuồng trại: nhìn chung, chuồng trại của các hộ chăn nuôi đã được quan tâm đầu tư, Đông che, Hè thoáng, chất thải đã được xử lý, đặc biệt có những hộ đã xây dựng hầm Biogas. Nhiều hộ dân vùng ngập lũ đã đầu tư xây dựng chuồng tránh lũ.
Về thức ăn: mặc dù đồng cỏ tự nhiên, bãi chăn thả ngày càng bị thu hẹp do phát triển trồng rừng nhưng diện tích trồng cỏ để chăn nuôi trâu, bò vẫn được duy trì và phát triển, đến nay toàn huyện có trên 400 ha cỏ trồng; ngoài ra người dân đã tận thu các phế, phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, thân cây ngô, thân cây lạc… để làm thức ăn dự trữ trong mùa mưa rét.
Công tác thú y: hiện nay, trên địa bàn có 1 Trạm Thú y, 20 trưởng Ban Thú y xã, thị trấn; 10 dẫn tinh viên thụ tinh nhân tạo bò đã được đào tạo, có chứng chỉ hành nghề, đây là điều kiện để người chăn nuôi tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật và phòng chống các loại dịch bệnh. Chỉ đạo tiêm phòng đạt kế hoạch, tăng cường kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; nhờ vậy, trong 5 năm qua trên địa bàn cơ bản ngăn chặn và khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm như bệnh lỡ mồm long móng và tụ huyết trùng... không để các loại bệnh lây lan thành dịch ra diện rộng.
Thị trường tiêu thụ: Tuyên Hóa là huyện miền núi nhưng khá thuận lợi về giao thông cả đường sắt và đường bộ; cách khu kinh tế Vũng Áng 70 km; cách thành phố Đồng Hới 100km; thương mại, dịch vụ trên địa bàn từng bước đáp ứng nhu cầu cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; thông tin thị trường, giá cả luôn được cập nhật, nắm bắt kịp thời. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng, tạo điều kiện cho việc sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm tăng giá trị gia tăng vật nuôi. Trên địa bàn tỉnh còn phải nhập bò thịt từ nơi khác về tiêu thụ, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đàn bò lai.

Xem nội dung đề án