ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

125 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 669

  • Tổng 5.975.795

Hiệu quả từ nguồn vốn Qũy quốc gia giải quyết việc làm qua kênh Đoàn Thanh niên quản lý

Xem với cỡ chữ : A- A A+

      Trong những năm qua Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Tuyên Hóa, các tổ chức Đoàn cấp xã đã phối hợp với Ngân hành Chính sách xã hội huyện thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng ủy thác, trong đó có nguồn vốn vay từ Qũy quốc gia giải quyết việc làm kênh Trung ương Đoàn quản lý, từ nguồn vốn vay đã giúp nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện có cơ hội được vay vốn phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập.

 Thời gian quan, Ban Thường vụ Huyện Đoàn đã tích cực phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện định hướng cho vay nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm, mục tiêu sử dụng vốn vay, tổ chức thẩm định các dự án đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi cho các đối tượng vay vốn, đồng thời, phối hợp với các ngành tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các dự án, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, đối tượng và hiệu quả.
Huyện Đoàn Tuyên Hóa hiện đang phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện quản lý hơn 77,5 tỷ đồng vốn vay ủy thác tại 48 tổ tiết kiệm và vay vốn. Ban Thường vụ Huyện đoàn quản lý trực tiếp 7 dự án vay vốn giải quyết việc làm với số tiền hơn 350 triệu đồng. Đoàn các xã, thị trấn nhận ủy thác, quản lý nguồn vốn vay khá hiệu quả; những đoàn viên được vay vốn đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình cũng như giải quyết việc làm cho nhiều thanh niên địa phương. Ban Thường vụ Huyện đoàn đã chỉ đạo đoàn cơ sở phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện quản lý, phát huy hiệu quả vốn vay giải quyết việc làm cũng như huy động các nguồn vốn vay hợp pháp, được uỷ thác để hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh. Từ đó, xuất hiện nhiều điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi, trong đó có anh Nguyễn Văn Sơn - Bí thư Chi đoàn thôn Kim Lịch, Đoàn xã Kim Hóa.
Đến thăm mô hình chăn nuôi và trồng trọt của anh Nguyễn Văn Sơn tại thôn Kim Lịch, xã Kim Hóa, chúng ra không khỏi ngỡ ngàng trước những thành quả của một Đoàn viên thanh niên sinh năm 1993. Giữa năm 2014, số vốn của gia đình còn hạn chế, anh Sơn bắt tay vào xây dựng mô hình chăn nuôi với 01 lợn nái và 10 lợn thịt. Cuối năm 2014, đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với số tiền 50 triệu đồng để mở rộng mô hình, nhờ đó đã phát triển thêm 02 lợn nái và 01 lợn rừng giống thuần chủng. Từ năm 2015 đến nay, anh Sơn đã mở rộng thêm chuồng trại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng động nắm bắt thị trường, tận dụng cơ hội để đẩy mạnh sản xuất, mô hình đã tăng lên 05 lợn nái sinh sản, 100 lợn thương phẩm. Hiện nay tổng doanh thu bình quân đạt 200 triệu/năm, lãi thu được sau khi đã trừ chi phí từ 80 – 100 triệu đồng/năm.
Ngoài việc phát triển chăn nuôi, anh Sơn còn sản xuất mùa vụ ngô, khoai, sắn, lúa, trồng 02 ha keo tràm thu nhập mỗi lứa đã trừ chi phí là 50 triệu đồng. Duy trì đàn gà lấy thịt 200 con. Được sự định hướng của BTV Huyện Đoàn – Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, anh Sơn đã được tiếp cận nguồn vốn giải quyết việc làm hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp, đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi và trồng mới 1.000 gốc bưởi Phúc Trạch đang trong thời gian kiến thiết. Sử dụng lao động gia đình và thuê nhân công chăm sóc, chuẩn bị thu hoạch vào năm 2022. Dự kiến giá bưởi như hiện nay sẽ cho thu nhập 600 – 700 triệu đồng/vụ thu hoạch.
Có được những kết quả trên là nhờ chính sách, sự hỗ trợ và tạo điều kiện của BTV Huyện Đoàn và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Nguồn vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đã trở thành “đòn bẩy” giúp thanh niên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng. Là một thanh niên trẻ dám nghĩ, dám làm và ham học hỏi, anh Nguyễn Văn Sơn đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi và trồng trọt bước đầu phát huy hiệu quả, thu lại lợi nhuận cao. Từ thành công của mô hình đã tạo ra động lực, gương điển hình cho ĐVTN tại huyện Tuyên Hóa phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong chăn nuôi, trồng trọt cũng có nhiều rủi ro như: dịch bệnh, bão lụt, nắng hạn…và đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc, thị trường đầu ra ổn định. Vì vậy rất cần sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện của các cấp, các ngành về kỹ thuật, vốn, để có thể nhân rộng mô hình, từng bước nâng cao sinh kế với mức thu nhập cao cho người dân trên địa bàn.

Đức Thịnh 

Các tin khác