ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

125 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 1727

  • Tổng 6.049.506

Kết quả một năm thực hiện Chương trình hành động số 02 -CT/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, phát huy lợi thế các sản phẩm đặc trưng của địa phương gắn với giảm nghèo bền vững.

Font size : A- A A+

Nhận thức tầm quan trọng của phát triển bền vững, việc đưa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm vào nghị quyết, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung; đặc biệt, đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm “Xanh” đáp ứng nhu cầu thị trường trong triển khai thực hiện Chương trình của Ban Thường vụ Huyện ủy “Về phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, phát huy lợi thế các sản phẩm đặc trưng của địa phương gắn với giảm nghèo bền vững” thời gian qua đạt nhiều kết quả quan trọng.

Với mục đích tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, công tác giảm nghèo bền vững là một trong những khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vì vậy, huyện đã kịp thời ban hành Chương trình, đề ra các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp và đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương phát huy lợi thế, đầu tư sản xuất, xây dựng các sản phẩm đặc trưng, đưa các giá trị của sản phẩm nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của người dân trên địa bàn huyện. Mặc dù triển khai thực hiện Chương trình thời gian qua trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức do tình hình dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; nhưng với giải pháp thực hiện mục tiêu kép; đặc biệt, chỉ đạo bám sát 05 mục tiêu, 07 nhiệm vụ, 10 giải pháp của Chương trình các địa phương đã nghiên cứu, điều chỉnh các chương trình, đề án, kế hoạch; xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, chú trọng các giải pháp mang tính đột phá, tạo chuyển biến trong từng lĩnh vực, lộ trình thực hiện; phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện. Theo đó, cán bộ các phòng, ban chuyên môn của huyện đã bám sát địa bàn, tham mưu, tư vấn cho các địa phương, động viên bà con Nhân dân mạnh dạn đầu tư đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao vào sản xuất, mô giới nguồn cung cấp giống, bao tiêu sản phẩm đã đem lại niềm tin, tạo sự đồng thuận, hưởng ứng thực hiện của bà con Nhân dân. Đã triển khai thí điểm ở một số xã, trên một số diện tích với các giống cây trồng chất lượng cao như: Lúa ST24 với diện tích 21 ha, năng suất bình quân 60 tạ/ha; lúa ST25 diện tích 10 ha, năng suất bình quân 58 tạ/ha; lúa QC03 diện tích 5 ha, năng suất bình quân 58 tạ/ha; lúa LTH31 diện tích 31 ha, năng suất 54 tạ/ha; đậu xanh chuyển đổi trên đất lúa kém hiệu quả 15 ha, năng suất 13 tạ/ha; thực hiện sản xuất theo đúng tiến độ, khung lịch thời vụ gieo trồng nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính vượt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ năm trước; việc chuyển đổi diện tích đất lúa thiếu nước, đất lúa kém hiệu quả, một số cây trồng khác kém hiệu quả sang các loại giống mới đã cho kết quả tốt. Về chăn nuôi, triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, nhất là bệnh dịch tả lợn Châu Phi, bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò; chỉ đạo công tác chăn nuôi tái đàn; thực hiện mô hình nuôi lợn theo hướng hữu cơ, phát triển đàn bò 3B gắn với kiểm tra, kiểm soát việc mua, bán, vận chuyển gia súc, gia cầm ra, vào địa bàn huyện. Đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm như: Lúa, ngô, lạc, cây ăn quả có múi, mật ong; chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung trang trại, gia trại... Vì vậy, tổng sản lượng lương thực vụ Hè Thu đạt 6.891,9 tấn/KH 6.336 tấn, đạt 108,8% kế hoạch, tăng 1.286,8 tấn; sản lượng lạc 92,8 tấn, tăng 55,29 tấn và đậu các loại 565,7 tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 354,2 tấn. Tổng sản lượng lương thực dự ước cả năm đạt 24.001,6 tấn/18.500 tấn, đạt 129,74% kế hoạch, tăng 3.136,2 tấn so với năm 2020. Trong chăn nuôi, tổng đàn gia súc 43.699/51.000 con, đạt 85,68% kế hoạch, tỷ lệ bò lai đạt trên 74,5% tổng đàn; tổng đàn gia cầm 350.828/360.000 con đạt 97,45% kế hoạch.

Bám sát chương trình công tác trọng tâm quý IV, đây là giai đoạn nước rút để hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra trong năm; tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Đề án phát triển nông nghiệp của huyện; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho Nhân dân; thực hiện tốt công tác chống hạn cho cây trồng; tranh thủ nguồn vốn của chương trình, đề án để hỗ trợ phát triển sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống lúa mới chất lượng cao như ST24, ST25 vào cơ cấu giống nhằm nâng cao giá trị và xây dựng sản phẩm OCOP. Chú trọng phát triển các loại cây trồng, như: Đậu xanh, lạc, khoai lang, ngô và diện tích các loại rau màu vụ Đông Xuân. Thực hiện các giải pháp để tăng số lượng và chất lượng tổng đàn gia súc; tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt bệnh dịch tả lợn Châu Phi, bệnh Viêm da nổi cục trâu bò. Thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y trên địa bàn. Triển khai các bước tiếp theo để phát triển thương hiệu “Gà đồi Tuyên Hoá”. Toàn huyện đến nay có 06 xã có sản phẩm OCOP (Măng khô của xã Lâm Hóa, Mật ong của HTX Quyết Thắng xã Thuận Hóa, Mật ong 19/5 xã Thanh Hóa, sản phẩm mây tre đan Vân Sơn xã Kim Hóa, Mật ong Tuyên Hóa của thị trấn Đồng Lê và Lạc rang của xã Cao Quảng). Hiện các phòng, ban chuyên môn của huyện đang hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị tham mưu tổ chức thi sản phẩm OCOP cấp huyện, tiến tới dự kiến tham gia dự thi sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021 với 03 sản phẩm (Cà gai leo của xã Sơn Hóa, gạo sạch của xã Châu Hóa và xã Mai Hóa).

Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu là chủ trương, mục tiêu lớn của Đảng bộ, là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận, các đoàn thể và sự hưởng ứng thực hiện của Nhân dân; đặc biệt, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách là yếu tố quan trọng để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững.

                                Nguyễn Hồng Sơn

More