ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

125 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 12

  • Hôm nay 3156

  • Tổng 6.212.296

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Font size : A- A A+

Sáng ngày 4/8/2023, đồng chí Nguyễn Hoài Nam - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy đã có buổi làm việc với UBND huyện và Thường trực Đảng ủy hai xã: Thanh Hóa, Lâm Hóa về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

       

(Toàn cảnh buổi làm việc)

Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn huyện có xã Lâm Hóa và bản Cà Xen thuộc xã Thanh Hóa được thụ hưởng Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dân số khu vực này chủ yếu là đồng bào dân tộc Chứt (nhóm Mã Liềng) với 209 hộ, 846 khẩu.

Trong hai năm 2022 - 2023, huyện Tuyên Hóa được cấp tổng kinh phí 53.426 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 31.594 triệu đồng (NSTW); Vốn sự nghiệp: 21.832 triệu đồng (NSTW: 20.221 triệu đồng; NS tỉnh: 1.611 triệu đồng)) để triển khai thực hiện tổng thể 10 Dự án thuộc Chương trình. Trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, UBND huyện đã thực hiện quy trình phân bổ chi tiết tổng số tiền: 46.045 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển 28.128 triệu đồng; Vốn sự nghiệp 17.917 triệu đồng); chưa phân bố chi tiết: 7.381 triệu đồng (Vốn đầu tư 3.466 triệu đồng; vốn sự nghiệp 3.915 triệu đồng). Kết quả giải ngân đến ngày 31/7/2023: 8.472 triệu đồng, đạt 15,86%, trong đó: Vốn đầu tư: 6.467 triệu đồng, đạt 20,47%; vốn sự nghiệp: 2.005 triệu đồng, đạt 9,18%.

        Nhìn chung, ngay từ khi triển khai, Chương trình đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; sự phối hợp tích cực của các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở và đạt được những kết quả bước đầu: Công tác rà soát, lập kế hoạch được chủ động triển khai sớm; công tác phân bổ vốn chi tiết được thực hiện theo đúng quy trình; các bước thực hiện Dự án, tiểu dự án được các đơn vị chủ trì thực hiện kịp thời, đúng quy định; việc lựa chọn đầu tư thực hiện các nội dung của Chương trình có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo thực hiện tốt các tiêu chí theo lộ trình kế hoạch; đến thời điểm hiện tại, nhiều chỉ tiêu đã hoàn thành và dự kiến hoàn thành trong năm 2023 như: Tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt trên 100% (chỉ tiêu kế hoạch trên 98%); 100% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ có thai được khám định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; 100% thôn, bản có nhà văn hóa - khu thể thao, trong đó 80% đạt chuẩn (1/5 thôn, bản đã có nhà văn hóa; 3/5 bản đang xây dựng dự kiến hoàn thành trong năm 2023); đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 100% đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị và đạt chuẩn về trình độ chuyên môn.

        Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai Chương trình vẫn còn có nhiều hạn chế: Hệ thống văn bản pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình ban hành chậm, thiếu đồng bộ, đầy đủ; một số nội dung quy định chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn nên không thể triển khai. Tiến độ thực hiện các dự án, hợp phần dự án, nội dung còn chậm; tỷ lệ giải ngân đạt thấp. Công tác phối hợp trong triển khai thực hiện Chương trình giữa các phòng, ban, đơn vị  và giữa cấp huyện với cấp xã có lúc còn thiếu thường xuyên.

          Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hoài Nam biểu dương tinh thần nổ lực của các cấp, các ngành và những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình của huyện trong thời gian qua. Đồng thời đề nghị UBND huyện tập trung chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã rà soát chi tiết các nội dung các Tiểu dự án, Dự án thuộc Chương trình, kịp thời phát hiện và xử lý các khó khăn, vướng mắc hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết; xây dựng kế hoạch thực hiện năm sau sát với tình hình thực tiễn. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình theo đúng quy định, đảm bảo thực hiện có hiệu quả tối đa nguồn kinh phí được cấp. Quan tâm thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất phù hợp với tập quán canh tác của bà con dân tộc thiểu số. Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác giảm nghèo, từ đó tự vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước.

                                                                                                                                                                                            TH

More