ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

125 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 2686

  • Tổng 6.075.331

"Bỏ thì thương, vương thì nặng"

Font size : A- A A+
 Tổng diện tích cao su ở Lê Hóa hiện khoảng 170 ha. Từ cuối năm 2013, do giá cao su trên thị trường giảm mạnh cộng thêm nhiều diện tích bị thiệt hại do thiên tai, hầu hết các hộ có cao su ở Lê Hoá đã ngừng việc khai thác mủ. Một vài hộ đã tự chặt phá cao su để trồng cây keo lai thay thế. Số khác thì trồng xen cây keo lai vào giữa vườn cao su...

 Trước thực tế đó, chính quyền địa phương đã tích cực vận động người dân kiên trì bảo vệ, chăm sóc cao su, đợi khi giá mủ tăng lên thì khai thác tiếp. Tuy nhiên, do giá mủ cao su ở thị trường giảm mạnh và duy trì trong quãng thời gian dài, nên việc vận động nhân dân giữ lại diện tích cây cao su gặp rất nhiều khó khăn.
Có những thời điểm ở địa phương hình thành hai quan điểm trái chiều, một bên thì muốn tiếp tục giữ lại vườn cao su, số khác thì đề nghị chặt bỏ để chuyển sang loại cây trồng khác hiệu quả hơn. “Bài toán” khó tìm được lời giải nói trên đã khiến chính quyền xã Lê Hoá rơi vào thế "bí" trong suốt một thời gian dài. Dù đã được đưa ra bàn luận trong nhiều cuộc họp để tìm phương án tối ưu, nhưng các cán bộ cốt cán ở địa phương này vẫn chưa thể thống nhất được cách giải quyết phù hợp...

Nhiều hộ dân xã Lê Hoá trồng xen cây keo lai vào vườn cao su.
"Thực tế chúng tôi chỉ có thể động viên người dân giữ lại vườn cao su chứ không thể xử phạt được. Bởi, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của họ có ghi mục đích là để trồng cây lâm nghiệp dài ngày chứ không ghi rõ loại cây gì. Chặt bỏ cao su thì coi như "đầu hàng", phá vỡ một chủ trương lớn mang tính chiến lược. Giữ lại thì xảy ra tranh cãi, bức xúc, thiệt thòi cho dân, đặc biệt là đối với những hộ có mật độ cây cao su trên 1 ha diện tích đạt thấp..."- một cán bộ xã Lê Hoá tâm sự.
Cho đến đầu năm 2017, giá mủ cao su trên thị trường bắt đầu tăng dần và cầm chừng ở mức nhiều hộ chấp nhận được. Theo nhiều người dân trồng cao su ở xã Lê Hoá, nếu duy trì ở mức 20 nghìn đồng/kg mủ cao su như thời gian gần đây thì cũng nhỉnh hơn chút so với giá trị việc trồng keo lai. Nhưng nếu giá mủ cao su giảm xuống dưới 15 nghìn như mấy năm trước thì bà con ngừng khai thác vì lỗ ngày công...
Tuy nhiên, có một thực tế đang "dở khóc, dở cười" ở Lê Hoá đó là, khá nhiều diện tích cao su hiện đang "rơi" vào thế muốn giữ được cao su thì phải chặt bỏ cây keo lai và ngược lại. Nguyên do là không ít diện tích cao su ở địa phương đang có cây keo lai mọc xen, lên cao gần bằng đầu người...
"Chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra thực tế, lấy ý kiến của từng hộ có cao su trong xã để tập hợp và đề xuất lên cấp huyện xin ý kiến chỉ đạo. Nói chung, trong dân vẫn đang tồn tại hai quan điểm trái chiều, một bên thì muốn chặt bỏ, bên khác thì đề nghị giữ nguyên, nên rất khó giải quyết..."- Chủ tịch xã Nguyễn Đình Hoàn cho biết thêm.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Nam Giang, Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hoá cho biết, mới đây, UBND huyện Tuyên Hoá đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tiến hành khảo sát thực trạng cây cao su và tâm tư nguyện vọng của các hộ có cao su ở xã Lê Hoá để tham mưu cho huyện đưa ra giải pháp chỉ đạo phù hợp, hiệu quả. Quan điểm chỉ đạo của UBND huyện là sẽ khuyến khích những hộ trồng cao su ở địa phương tiếp tục đầu tư chăm sóc, bảo vệ, khai thác có hiệu quả đối với những diện tích cao su phát triển tốt, có mật độ cây đáp ứng yêu cầu trên 1 ha diện tích.
Riêng đối với những diện tích đất cằn cỗi, cây cao su phát triển kém, sản lượng mủ thấp, mật độ cây không đáp ứng yêu cầu trên 1 ha diện tích..., UBND huyện tạm đồng ý cho chuyển đổi sang trồng cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao hơn như keo lai một mùa vụ (khoảng 5 - 7 năm), sau đó xem xét lại để chỉ đạo nên trồng keo lai hay cao su cho thật phù hợp...
Văn Minh

More