ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

130 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 82

  • Tổng 6.782.665

KẾ HOẠCH Triển khai công đào tạo nghề cho lao động nông thôn và xuất khẩu lao động năm 2017

Font size : A- A A+
 Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 phê duyệt Đề án trợ giúp người Khuyết tật giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;
Căn cứ Quyết định số 1230/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục nghề, định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn theo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của Ủy ban nhân dân huyện Ban hành Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xuất khẩu lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020”;
Ủy ban nhân dân huyện xây dựng Kế hoạch triển khai đào tạo dạy nghề, xuất khẩu lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài năm 2017 như sau:

 I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
1. Mục tiêu
a. Đào tạo nghề
- Đào tạo và dạy nghề cho lao động nông thôn để có kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhu cầu chuyển đổi nghề sang lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, cùng với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Tạo việc làm, thu nhập ổn định, đạt mục tiêu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo phù hợp chương trình phát triển KT-XH, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
- Ưu tiên đào tạo nghề cho người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo; người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh; lao động nữ bị mất việc làm.
b. Xuất khẩu lao động
- Nâng cao nhận thức, cập nhật thông tin các thị trường nước ngoài tuyển lao động những người trong độ tuổi có nhu cầu tham gia đi xuất khẩu lao động.
- Tăng cường tuyên truyền nội dung những chủ trương, chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015; Thông tư hướng dẫn số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2016.
- Thông tin cho người lao động về các thị trường xuất khẩu lao động đang triển khai và các thị trường tiềm năng.
2. Chỉ tiêu
a. Đào tạo nghề:
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn dưới 03 tháng: 500 người, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề toàn huyện lên 25,5% vào cuối năm 2017.
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho 500 LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg gồm: đào tạo nghề nông nghiệp cho 300 người (chiếm tỷ lệ 60%), đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 200 (chiếm 40%). Trong đó dạy nghề cho người khuyết tật là 25 người.
- Tỷ lệ LĐNT được hỗ trợ học nghề có việc làm hoặc tự tạo việc làm tối thiểu đạt 80%.
b. Xuất khẩu lao động:
- Tổng số lao động xuất khẩu làm việc có thời hạn ở nước ngoài 330 lao động.
(Có phụ lục kèm theo)
II. NỘI DUNG:
1. Đối tượng:
Lao động nông thôn (người có hộ khẩu thường trú tại xã, thị trấn đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp hoặc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi); Phụ nữ (nông thôn, thành thị) đủ 15 tuổi đến 55 tuổi; Nam đủ 15 tuổi đến 60 tuổi và người khuyết tật (đủ 14 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ, đủ 14 tuổi đến 60 tuổi đối với nam) có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
Trong đó ưu tiên người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm.
2. Nội dung chương trình và thời gian đào tạo:
- Nội dung chương trình đào tạo được chia thành 2 phần:
+ Thời gian học lý thuyết chiếm từ 20 % tổng số giờ thực học;
+ Thời gian học thực hành, thi, kiểm tra chiếm 80% tổng số giờ thực học;
- Các nghề tổ chức đào tạo phải nằm trong danh mục các nhóm nghề do UBND tỉnh Quảng Bình ban hành tại Quyết định số 1230/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 về việc ban hành danh mục nghề, định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn theo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;
- Chương trình, giáo trình đào tạo: Các cơ sở đào tạo nghề sử dụng chương trình dạy nghề đã được Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp phép đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp và thông báo cho phép dạy nghề dưới 03 tháng.
- Thời gian đào tạo từ khi khai giảng đến khi kết thúc khóa học do cơ sở dạy nghề xây dựng cho phù hợp với đối tượng học nghề, nhưng phải kết thúc trong năm và đảm bảo thời lượng của chương trình đào tạo.
3. Nhu cầu kinh phí: 800 triệu đồng.
Trong đó: - Đề nghị tỉnh hỗ trợ: 600 triệu đồng.
- Ngân sách huyện: 200 triệu đồng
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, xuất khẩu lao động, trở thành một tiêu chí bình xét thi đua hàng năm của đơn vị và ở địa phương.
2. Đảm bảo chính sách cho lao động nông thôn được vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm tại chỗ.
3. Tập trung chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng cho người dân hiểu và nhận thức được về dạy nghề, xuất khẩu lao động là tầm quan trọng đối với công tác việc giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
4. Đề nghị UBMTTQ chỉ đạo các tổ chức đoàn thể phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho các ban ngành, đoàn thể cấp xã và các tầng lớp nhân dân nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống;
5. UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt việc khảo sát nắm chắc nhu cầu học nghề của ngườilao động, định hướng lựa chọn nghề cho người lao động, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề huyện để tổ chức các lớp học cho lao động nông thôn đạt hiệu quả cao.
6.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đối với nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn, xuất khẩu lao động ở cơ sở, tổ chức kiểm tra thường xuyên các lớp dạy nghề tại các xã, thị trấn, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ chất lượng của các lớp học.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban chỉ đạo thực hiện Đề án huyện:
Quán triệt, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xuất khẩu lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài của Trung ương, Tỉnh, Huyện;
Tăng cường chỉ đạo đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xuất khẩu lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài đến năm 2020;
Chỉ đạo các xã, thị trấn quy hoạch vùng để sản xuất trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt làm căn cứ để đăng ký các lớp học nghề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Các phòng, ban, đơn vị liên quan:
2.1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, chịu trách nhiệm chung tham mưu cho UBND huyện về việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn huyện, chủ trì phối hợp với phòng Nội vụ, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Văn hóa - Thông tin tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án.
- §Èy m¹nh tuyªn truyÒn vÒ c«ng t¸c ®µo t¹o nghÒ vµ xuÊt khÈu lao ®éng.
- Chủ trì thẩm định hồ sơ các lớp dạy nghề phi nông nghiệp, nông nghiệp 3 tháng, dưới 3 tháng trình UBND huyện phê duyệt.
- Tæng hîp b¸o c¸o cÊp trªn vµ UBND huyÖn vÒ kÕt qu¶ thùc hiÖn ®Ò ¸n.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND huyện, Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh về tình hình thực hiện.
2.2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với phòng LĐ-TB&XH, phòng Kinh tế - Hạ tầng trong việc xác định ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn, phục vụ trực tiếp cho sản xuất ở địa bàn nông thôn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Tổ chức triển khai các chính sách về nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với phòng Lao động TB&XH huyện thẩm định hồ sơ các lớp dạy nghề nông nghiệp 3 tháng và dưới 3 tháng trình UBND huyện phê duyệt.
- Kiểm tra, giám sát các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan thường trực (phòng Lao động TB&XH huyện)
2.3. Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Tham mưu UBND huyện bố trí dự toán kinh phí hàng năm để triển khai thực hiện Đề án. Hướng dẫn thực hiện các cơ chế tài chính, đối với hoạt động của Đề án.
- Phối hợp với các ban ngành liên quan, tổ chức, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án.
2.4. Phòng Kinh tế - Hạ tầng
Phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH xác định nhu cầu đào tạo nghề, ngành nghề đào tạo phi nông nghiệp, đáp ứng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
2.5. Phòng Giáo dục và Đào tạo
Triển khai thực hiện việc đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp dạy nghề trong các trường Trung học cơ sở, hướng nghiệp dạy nghề để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp.
2.6. Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài TT-TH huyện
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vµ xuÊt khÈu lao ®éng.
- Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện xây dựng các chuyên mục để tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vai trò, vị trí đào tạo nghề, xuất khẩu lao động với phát triển kinh tế- xã hội.
2.7. Trung tâm Giáo dục- Dạy nghề huyện
- Lập kế hoạch hàng năm, xây dựng chương trình, giáo án, bố trí giáo viên đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với tình hình thực tế.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Liên kết đào tạo kỹ năng, kỹ thuật cho người lao động để tăng năng suất, hiệu quả lao động.
- Quản lý, khai thác tốt cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo nghề đã được trang cấp.
- Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo chất lượng, hiệu quả sau đào tạo nghề về cơ quan thường trực (phòng Lao động TB&XH huyện).
2.8. Ngân hàng chính sách xã hội
Hướng dẫn trình tự thủ tục vay vốn hộ nghèo và hộ chính sách trên địa bàn. Triển khai thực hiện chính sách tín dụng học nghề với lao động nông thôn; chính sách hỗ trợ lãi suất vay tín dụng đối với lao động nông thôn học nghề làm việc ổn định tại nông thôn; chính sách cho vay từ nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn, cho vay xuất khẩu lao động.
2.9. UBMTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội
- UBMTTQVN và các hội đoàn thể từ huyện đến xã chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên, hội viên của mình tham gia học nghề vµ xuÊt khÈu lao ®éng.
- Đoàn thanh niên tổ chức lång ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề, xuÊt khÈu lao ®éng và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong việc thực hiện Đề án này.
- Hội phụ nữ và các hội khác tham gia các hoạt động phù hợp với việc triển khai thực hiện Đề án ®µo t¹o nghề cho lao động nông thôn vµ ®Èy m¹nh xuÊt khÈu lao ®éng.
2.10. UBND các xã, thị trấn.
- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án, trên cơ sở điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, số lượng lao động cần học nghề, số lượng lớp và thời gian học, địa điểm học. Theo dõi, tổng hợp, đôn đốc việc thực hiện, giám sát việc học và thời gian giảng dạy của giáo viên.
- Thu thập thông tin về người lao động, tổng hợp số lao động có nhu cầu đi XKLĐ thuộc lĩnh vực, ngành nghề của các thị trường lao động để có kế hoạch tư vấn định hướng cho số lao động chưa qua đào tạo nghề.
- Niêm yết công khai các thông tin về thị trường lao động, số lượng cần tuyển, các tiêu chuẩn để được xuất khẩu lao động, điều kiện làm việc và sinh hoạt, các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, tổng chi phí đi xuất khẩu lao động, quy trình, thủ tục tuyển chọn được đi XKLĐ, các quy định về hỗ trợ cho vay vốn XKLĐ...
- Định kỳ, hàng tháng, quý, 6 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan thường trực (phòng Lao động TB&XH huyện).
Trên đây là Kế hoạch Triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xuất khẩu lao động năm 2017, đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp huyện và các thành viên BCĐ thực hiện Đề án, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức triển khai thực hiện./.

More