ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

125 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 217

  • Tổng 6.039.947

Chính sách mới về bổ sung, sửa đổi cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội

Font size : A- A A+

 Căn cứ Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ rủi ro vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội đến nay đã áp dụng thực hiện gần 11 năm, theo quy định tại quyết định này thực tế khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội gặp một số rủi ro bất khả kháng nhưng chưa quy định cơ chế xử lý nợ nhằm hỗ trợ đối tượng thụ hưởng như: có một thành viên trong gia đình mắc bệnh hiểm nghèo; tâm thần; hộ vay bỏ đi khỏi nơi cư trú không có thông tin địa chỉ từ 2 năm trở lên; những trường hợp vay vốn vay vốn bị rủi ro do thiên tai dịch bệnh từ năm 2014 trở về trước không làm hồ sơ kịp thời... Từ đó dẫn đến khó khăn cho ngân hàng trong thu hồi nợ, tiềm ẩn nợ xấu phát sinh, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chính sách. Để bổ sung, sửa đổi cơ chế xử lý nợ rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội, ngày 11 tháng 3 năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 08/2021/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội của Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010. Theo đó, kể từ ngày 19 tháng 5 năm 2021, biện pháp xử lý nợ rủi ro được quy định bổ sung, sử đổi như sau: về biện pháp gia hạn nợ sẽ được xử lý từng đợt tối đa là 30 ngày làm việc; về biện pháp khoanh nợ bổ sung thêm các đối tượng: hộ gia đình vay vốn mà trong gia đình có từ một thành viên trở lên mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mắc bệnh khác dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự, hộ gia đình vắng mặt tại nơi cư trú cả gia đình và không có thông tin xác thực về tung tích từ 2 năm trở lên sẽ xem xét đưa vào nợ khoanh. Đây là chính sách mới để xử lý đối với các món nợ tiềm ẩn phát sinh nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội, đặc biệt là các món vay do hộ gia đình bỏ đi khỏi nơi cư trú không xác định được tung tích, nhằm góp phần làm lành mạnh chất lượng tín dụng chính sách, hỗ trợ đối với các đối tượng thụ hưởng.

Tất Thành

More