ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

130 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 2950

  • Tổng 6.903.276

Dự thảo - Đề án đặt tên đường thị trấn Đồng Lê

Font size : A- A A+

a) Vị trí địa lý: Thị trấn Đồng Lê được thành lập ngày 01/7/1999 theo Nghị định số 30/1999/NĐ-CP ngày 28/4/1999 của Chính phủ về việc thành lập Thị trấn huyện lỵ huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Thị trấn Đồng Lê có 09 tiểu khu, diện tích tự nhiên là 1.022 ha, có 1.889 hộ với 6.788 nhân khẩu.

Thị trấn Đồng Lê là trung tâm huyện lỵ của huyện Tuyên Hóa, nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa lý quan trọng, nằm trên tuyến Quốc lộ 12 nối với nước bạn Lào, nối với cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh), nằm 2 bên đường sắt Bắc – Nam, nên trong quá trình phát triển Thị trấn Đồng Lê dần trở thành một đầu mối giao lưu kinh tế với các vùng miền trong và ngoài tỉnh, là đô thị vệ tinh đóng vai trò làm vùng đệm cho sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa của các đô thị vùng duyên hải theo trục Đông Tây. Vì thế, Thị trấn Đồng Lê còn có tầm ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển chuỗi kinh tế ở vùng Bắc Quảng Bình

           b) Tình hình kinh tế - xã hội (tính đến 12/2017)

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất: 13,2%

- Cơ cấu kinh tế: TTCN chiếm 30,42%; DVTM chiếm 62,23%; Nông nghiệp chiếm 7,34%

- Giá trị sản xuất TTCN tăng 14%; DVTM tăng 13,4%; nông nghiệp tăng 5,6%

- Tổng thu NSNN: Năm 2017 thực hiện: 9.633.258.000/5.169.190.000 đồng, đạt 186,36% KH năm

- Trong đó: Tổng thu NS trên địa bàn: 2.875.848.000/1.641.500.000 đồng, đạt 175,2% KH

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 3,28/2,5%, đạt  131% KH.

- Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt  88,3%/85%, đạt 103%

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,46/1,0%KH

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/người/năm (đạt 100% KH năm).

c) Thực trạng các tuyến đường hiện nay

Trong nhiều năm qua, mạng lưới giao thông tại thị trấn Đồng Lê được đầu tư, nhiều tuyến đường được cải tạo nâng cấp xây dựng, đảm bảo giao thông đi lại cho người dân.Thị trấn Đồng Lê hiện tại trên 60 tuyến đường giao thông với chiều dài trên 26 km. Khu vực trung tâm thị trấn có 42 tuyến đường chính đã được bê tông và trải nhựa, trong đó 3 tuyến do Trung ương quản lý (Quốc lộ 15, Quốc lộ 12A, Quốc lộ 12C).

2. Sự cần thiết của Đề án

Thị trấn Đồng Lê là đô thị trung tâm của huyện, vì thế việc đặt tên các tuyến đường là việc làm cần thiết, không chỉ nhằm thực hiện tốt công tác quản lý hành chính trên địa bàn thị trấn, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thông qua địa chỉ số nhà, tên đường cụ thể phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, quan hệ giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội với các địa phương khác và ngược lại. Mặt khác, việc đặt tên đường phố, có số nhà vừa thể hiện nếp sống văn minh của đô thị, vừa có ý nghĩa góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc.

3. Cơ sở pháp lý để lập Đề án

- Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

- Nghị định số 30/1999/NĐ-CP ngày 28/4/1999 của Chính phủ về việc thành lập Thị trấn huyện lỵ huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình;

- Nghị định số: 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính Phủ về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

- Thông tư số: 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch) về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng theo Nghị định số: 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính Phủ;

- Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày 31/01/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc Ban hành Quy định đánh số nhà và gắn biển số nhà.

II. NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG THỨC VÀ YÊU CẦU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nguyên tắc thực hiện

- Việc đặt tên đường phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ và Quy chế này. Tuân thủ Luật giao thông đường bộ về hướng tuyến trên các đường được đặt tên.

- Tất cả các tuyến đường trong thị trấn Đồng Lê được xây dựng theo quy hoạch đô thị, sử dụng ổn định thì xem xét đặt tên. Việc đặt tên đường được căn cứ vào vị trí, cấp độ, tính chất, quy mô của đường để đặt tên cho tương xứng với ý nghĩa, tầm quan trọng của danh nhân, địa danh, di tích, danh thắng, sự kiện lịch sử, phong trào cách mạng đã được chọn.

- Không đặt tên đường bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn đô thị. Không dùng tên nhân vật, tên sự kiện lịch sử chưa được xác định rõ ràng hoặc còn đang tranh luận và các tên không có ý nghĩa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Không đặt tên cho ngõ, ngách. Ngõ được gọi theo biển số nhà đầu ngõ (tính từ đầu đường) kèm theo tên đường; ngách được gọi theo biển số nhà đầu ngách (tính từ đầu ngách) kèm theo số ngõ.

2. Phương thức và yêu cầu thực hiện

a) Phương thức đặt tên đường

- Việc đặt tên đường có thể lựa chọn một trong các phương thức sau: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử; tên địa danh; tên di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; tên sự kiện lịch sử, cách mạng, kháng chiến; danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội.

- Ưu tiên lựa chọn tên các danh nhân, nhân vật được sinh ra tại huyện Tuyên Hóa; tỉnh Quảng Bình hoặc là người địa phương khác có cuộc đời sự nghiệp gắn bó với huyện Tuyên Hóa cũng như tỉnh Quảng Bình, những địa danh, sự kiện lịch sử tiêu biểu của huyện Tuyên Hóa và tỉnh Quảng Bình.

b) Yêu cầu đặt tên đường.

- Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được chọn phải là người tiêu biểu trong những người nổi tiếng, có đức, có tài, có nhiều đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình và của đất nước.

- Tên địa danh được chọn phải là những địa danh có ý nghĩa và giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa và đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân (tên cũ của làng, xã) hoặc tên địa phương kết nghĩa có mối quan hệ đặc biệt.

- Tên di tích lịch sử văn hoá, danh lam, thắng cảnh được chọn phải là những di tích, danh thắng tiêu biểu, quen thuộc với nhân dân huyện Tuyên Hóa và đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá.

- Tên các sự kiện lịch sử, phong trào cách mạng, kháng chiến phải là những sự kiện lịch sử, phong trào cách mạng và những chiến thắng chống xâm lược tiêu biểu đã được ghi nhận trong lịch sử huyện Tuyên Hóa, lịch sử tỉnh Quảng Bình và ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân.

- Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội là những danh từ chung như: Độc lập, Tự do, Dân chủ, Thống nhất, Giải phóng, Đồng khởi ... Những danh từ đó đều có thể sử dụng để đặt tên đường.

c) Quy cách biển tên đường.

- Kích thước: Hình chữ nhật; Dài 75,0cm, rộng 35,0cm

- Màu sắc: Xanh lam sẫm; đường viền trắng rộng 0,7cm cách mép ngoài của biển từ 2,5cm đến 3,0cm, bốn góc đường viền uốn cong đều vào bên trong.

- Chất liệu: Kim loại, được sơn phủ chất liệu phản quang.

- Chữ viết trên biển: Kiểu chữ in hoa không có chân, màu trắng; từ "đường" ở dòng trên, chiều cao của chữ 6,0cm; từ tên đường ở dòng dưới, chiều cao của chữ 12,0cm.

- Vị trí gắn biển: Biển được gắn ở đầu, ở cuối đường và các điểm giao nhau với đường khác; biển được gắn trên đầu cột kim loại hình trụ tròn, đường kính tối thiểu của cột là 10,0cm; cột được chôn vững chắc, khoảng cách từ mặt đất đến đầu cột là 250,0cm; vị trí chôn cột ở gần mép góc vuông vỉa hè của hai đường giao nhau; hai biển của hai đường giao nhau được gắn vuông góc với nhau trên một cột. Trong trường hợp tại nơi gắn biển có cột điện ở vị trí thích hợp thì biển có thể được gắn trên cột điện đó.

- Đặt thêm biển phụ để tuyên truyền nội dung, ý nghĩa của tên đường.

III. DANH MỤC TUYẾN ĐƯỜNG ĐỀ NGHỊ ĐẶT TÊN

Số tuyến đường đề nghị đặt tên: 32 tuyến (Có phụ lục kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hoàn thành việc xây dựng Đề án: Quý I, năm 2018.

2. Trình các cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án: Quý II, năm 2018.

- Công bố công khai dự kiến đặt tên đường để cán bộ, nhân dân Thị trấn Đồng Lê tham gia ý kiến. Việc công bố công khai dự kiến đặt tên đường được thực hiện dưới các hình thức sau: Tổ chức hội nghị ở các khu dân cư; niêm yết công khai tại trụ sở UBND Thị trấn Đồng Lê nơi có dự kiến đặt tên đường; đăng tải trên Trang thông tin điện tử của huyện Tuyên Hóa.

- Thông qua HĐND, UBND huyện Tuyên Hóa.

- Tổng hợp ý kiến góp ý, hoàn thiện Đề án trình HĐND, UBND tỉnh phê duyệt.

- Tổ chức việc đặt biển tên đường, số nhà vào Quý IV, năm 2018.

3 Kinh phí:

Kinh phí xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án Đặt tên đường Thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình (Lần thứ I) bố trí từ nguồn ngân sách của huyện. 

V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Đề án Đặt tên đường Thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình (Lần thứ I) đã tuân thủ đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn hiện hành, bám sát mục tiêu đặt tên đường, tên phố theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ, về việc ban hành quy chế đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng và Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/2005/NĐ-CP.

Đây là Đề án thiết thực cho công tác quản lý, vận hành các tuyến đường là căn cứ để tiến hành đánh số nhà, số ngõ, ngách trên địa bàn Thị trấn Đồng Lê.

Nội dung Đề án. Tại đây.

More