ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

125 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 1429

  • Tổng 5.818.149

Tuyên Hóa: Chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, năm 2022, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Tuyên Hóa diễn biến phức tạp. Để chủ động ứng phó, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, địa phương tập trung triển khai các phương án cụ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, nhất là đối với các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung với số lượng lớn.

Do đặc thù địa bàn huyện Tuyên Hóa trải rộng nên việc thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và ngăn chặn các yếu tố lan truyền mầm bệnh gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó là diễn biến thời tiết phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh vi rút dịch tả lợn Châu Phi; ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn, gây thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân.

               

Thống kê từ các địa phương trên toàn huyện cho thấy bệnh dịch tả lợn Châu Phi xẩy ra từ ngày 11/01/2022 đến ngày 28/10/2022 tại 68 hộ/22 thôn/9 xã, tổng số lợn chết và tiêu hủy là 599 con với tổng trọng lượng 42.469kg. Trong đó: Lợn thịt 505 con với trọng lượng 26.656kg, lợn nái 73 con với trọng lượng 15.243 kg, lợn con 19 con, trọng lượng 190kg, lợn đực giống 2 con với trọng lượng 380kg. Từ ngày 28/10/2022 đến nay trên địa bàn huyện không có lợn bị bệnh hoặc chết, 09/09 xã đã công bố hết bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

          Đối với bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò, do thời gian tiêm phòng vắc xin chậm, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng trong năm 2021 thấp, không đáp ứng tỷ lệ bảo hộ miễn dịch. Hơn nữa, nhiều hộ dân vẫn duy trì phương thức chăn nuôi trâu bò thả rong trong rừng, không đưa về để tiêm phòng; việc giám sát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tại các xã, thị trấn chưa được chặt chẽ nên nguy cơ lây lan dịch bệnh khá cao. Năm 2022, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, dịch lở mồm long móng đã xẩy ra tại 60 hộ/11 thôn, bản, làm 122 con trâu, bò bị bệnh.

  Để chủ động ứng phó với dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 13/01/2022 về phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2022; Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 21/01/2022 về việc phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn huyện Tuyên Hóa giai đoạn 2022 - 2025; Công văn đăng ký Kế hoạch tiêm phòng các loại vắc xin tiêm phòng cho gia súc, gia cầm năm 2022; Kế hoạch số 328/KH-UBND ngày 23/3/2022 về việc tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm năm 2022; Công văn số 491/UBND ngày 22/4/2022 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện… Cùng với đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cũng đã ban hành Phương án số 17/PA-NN về việc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2022. Cụ thể, UBND huyện đã tiếp nhận, phân bổ 1.800 lít hoá chất, 100 bộ áo quần bảo hộ cho các địa phương thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện cử cán bộ trực tiếp về phối hợp cùng UBND các xã, thị trấn để triển khai phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại địa bàn các xã Lê Hoá, Cao Quảng, Mai Hóa, Châu Hóa, Thạch Hóa, Sơn Hóa, Lâm Hóa, Thanh Hóa, Phong Hóa; phòng, chống dịch lở mồm long móng tại các xã Văn Hóa, Tiến Hóa, Thanh Hóa Lâm Hóa.

Tại các nơi có dịch bệnh xy ra, lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương gấp rút tổ chức xử lý, tiêu hủy lợn bệnh kịp thời, bảo đảm không để lây lan dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường; đồng thời triển khai các biện pháp tổ chức kiểm soát vận chuyển động vật, kiểm soát giết mổ, mua bán thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn đúng quy định của pháp luật.

         Riêng đối với công tác tiêm phòng dịch, thực hiện Kế hoạch số 328/KH-UBND ngày 23/03/2022 của UBND huyện Tuyên Hoá về việc tiêm phòng các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm năm 2022; Công văn số 150/UBND ngày 15/02/2022 của UBND huyện về việc đăng ký kế hoạch tiêm phòng các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm năm 2022, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện đã tiếp nhận và cung ứng đủ số lượng các loại vắc xin từ các nguồn cấp để phát cho UBND các xã, thị trấn triển khai tiêm phòng. Nhờ vậy, tỷ lệ gia súc được tiêm đợt 1 năm 2022 tại các xã, thị trấn đã hoàn thành đúng kế hoạch. Nhiều xã, thị trấn có tỷ lệ tiêm phòng đạt tương đối cao. Cụ thể, đối với vắc xin viêm da nổi cục, các xã Thuận Hóa, Đồng Hóa đạt tỷ lệ tiêm trên 90%; các xã Kim Hóa, Thanh Hóa, Thanh Thạch, Ngư Hóa, Phong Hóa, Châu Hóa, Cao Quảng đạt tỷ lệ tiêm từ 50% đến dưới 80%. Đối với vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò, các xã đạt tỷ lệ tiêm đạt từ 80 - 100% có Lâm Hóa, Đồng Hóa, Thuận Hóa, Thạch Hóa. Đối với vắc xin lở mồm long móng, các xã có tỷ lệ tiêm đạt từ 80% trở lên có Thạch Hóa, Đồng Hóa, Thuận Hóa, Kim Hóa; từ 40 - 70% có các xã Hương Hóa, Lê Hóa, Thanh Hóa, Thanh Thạch, Ngư Hóa, Đức Hóa, Phong Hóa, Tiến Hóa, Châu Hóa

         Mặc dù công tác tiêm phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Tuyên Hóa đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên tỷ lệ tiêm vẫn đạt thấp. Nguyên nhân là do tiến độ tiêm phòng đợt 1 năm 2022 quá chậm, nhiều đơn vị kéo dài đến hết tháng 7 mới xong nên vật nuôi chưa hết thời gian miễn dịch để tổ chức tiêm phòng đợt 2 trong năm. Hơn nữa, trong quá trình triển khai tiêm phòng đối với trâu bò phải tiêm đến 3 loại vắc xin, dẫn đến tiến độ tiêm phòng chậm. Một nguyên nhân quan trọng khác nữa là ý thức của một số hộ chăn nuôi chưa cao; chính quyền địa phương chưa mạnh tay xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y đối với những hộ chăn nuôi không thực hiện việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm

Trên cơ sở số liệu tổng đàn gia súc, gia cầm của các xã, thị trấn được thống kê đến ngày 01/10/2022, huyện Tuyên Hóa đặt ra chỉ tiêu tiêm phòng cụ thể các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023 các xã, thị trấn. Trong đó, vắc xin lở mồm long móng trâu bò 16.000 liều, vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò 16.000 liều, vắc xin dịch tả, tam liên lợn 19.000 liều, vắc xin cúm gia cầm 287.000 liều.

Để hoàn thành chỉ tiêu nói trên, UBND huyện sẽ tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo xuyên suốt từ huyện đến xã, thị trấn và các thôn, bản, tiểu khu. Bên cạnh chỉ đạo bằng văn bản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện phân công cán bộ về tận cơ sở phối hợp với UBND xã, thị trấn giám sát, chỉ đạo chặt chẽ công tác tiêm phòng. Mặt khác chỉ đạo UBND các xã tăng cường công tác vận động tuyên truyền để người dân nhận thức được tác dụng của công tác tiêm phòng vắc xin nhằm tạo được miễn dịch cho đàn gia súc, gia cầm phòng, chống dịch bệnh; chấm dứt tình trạng thả rông trâu bò để công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao hơn. Chủ động cung ứng đầy đủ các loại vắc xin tiêm phòng kịp thời, đúng thời gian, đảm bảo số lượng và chất lượng. Và quan trọng hơn cả là tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn hoàn thành quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung góp phần chuyển dịch về cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa chủng loại vật nuôi; đồng thời, giúp thay đổi tư duy sản xuất của người dân từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế và giúp người chăn nuôi hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

                                                                                                          Đinh Tiến Dũng

                                                                                                               HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện

Các tin khác