ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

125 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 2

  • Hôm nay 352

  • Tổng 5.973.591

UBND huyện Tuyên Hoá triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 30/8/2022, UBND huyện Tuyên Hoá đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023. Đồng chí Lê Nam Giang - Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị.

Năm học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, ngành giáo dục huyện Tuyên Hoá phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhất là công tác tổ chức các hoạt động giảng dạy và giáo dục; cơ sở vật chất trường lớp bị xuống cấp, khó khăn về biên chế đội ngũ,... nhưng với tinh thần quyết tâm cao cùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, sự giúp đỡ, hướng dẫn của Sở GD&ĐT Quảng Bình, toàn ngành đã khắc phục khó khăn, tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học nhằm thực hiện có hiệu quả phương châm "ngừng đến trường, không ngừng học”. Tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021-2022 đúng thời gian theo kế hoạch, thực hiện có hiệu quả những mục tiêu lớn về phát triển giáo dục và đào tạo.

 Công tác  rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường, lớp và cơ sở giáo dục tiếp tục được quan tâm thực hiện, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo.

Duy trì và củng cố vững chắc kết quả công tác phổ cập giáo dục: Huyện đạt chuẩn PCGD MN cho trẻ 5 tuổi, duy trì đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3, đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3, đạt chuẩn XMC mức độ 2.

Thực hiện rà soát, sắp xếp, đánh giá đội ngũ GV, CBQL đảm bảo chất lượng; tăng cường công tác bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Tỷ lệ đội ngũ có trình độ chuyên môn trên chuẩn ngày càng cao: Số CBQL, GV đạt chuẩn chiếm 93,4% (1267/1357); số CBQL, GV trên chuẩn đạt 34,8% (472/1357); 100% nhân viên đạt chuẩn trở lên.

Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn có nhiều tiến bộ, các cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia đạt kết quả cao: Toàn ngành đạt 237 giải cấp huyện, 296 giải cấp tỉnh, 110 giải cấp quốc gia, 12 giải khác (giải Trạng nguyên tích cực, giải Cộng đồng, giải được khán giả bình chọn nhiều nhất,..).

Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nhận được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Hệ thống CSVC trường lớp ngày càng được quan tâm tăng trưởng theo hướng kiên cố hóa, nhất là ở cấp mầm non, từng bước đáp ứng mục đích đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo. Hiện toàn huyện có 57/69 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 01 trường so với năm học 2020-2021 và đạt 82,6%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục: Trong công tác quản lý, điều hành một số CBQL các trường chưa có những giải pháp mang tính đột phá, thiếu khả năng linh hoạt và sáng tạo nên hiệu quả chưa cao. Một bộ phận giáo viên thiếu trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nên năng lực chưa tương xứng với trình độ đào tạo.

 Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thật sự quan tâm đến giáo dục và đào tạo trên địa bàn, công tác chỉ đạo, phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể còn hạn chế, nhất là trong công tác phổ cập giáo dục, công tác duy trì số lượng học sinh đến trường ở những xã còn khó khăn, xã có đồng bào công giáo; công tác huy động XHH giáo dục chưa rộng khắp, chưa tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Để đạt được những mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ và giải pháp đã đặt ra trong năm học 2022-2023, đồng chí Chủ tịch UBND huyện đã yêu cầu ngành GD&ĐT cần tập trung chỉ đạo đổi mới công tác quản lý và giảng dạy, giáo dục, quan tâm công tác đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình GDPT 2018; tiếp tục ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý. Nêu cao hơn nữa vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Xiết chặt kỉ cương hành chính, nề nếp tại các trường học; đẩy mạnh thực hiện dân chủ trường học gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tăng số lượng, chất lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi; nâng tỉ lệ học sinh tốt nghiệp, tỉ lệ học sinh đậu vào các trường ĐH, CĐ, THCN, đặc biệt có giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học đối với học sinh dân tộc thiểu số.

Tổ chức rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp theo hướng cụm trường, liên trường, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, ưu tiên đầu tư xây dựng trường lớp vùng miền núi, dân tộc thiểu số.

Đối với cấp ủy, chính quyền cơ sở cần thực sự coi giáo dục là nhiệm vụ chính trị ưu tiên, đi trước trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương hàng năm; làm tốt công tác chỉ đạo, phối kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, chính quyền trên địa bàn để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

Đồng chí cũng kêu gọi sự vào cuộc tích cực và quyết liệt hơn của cấp uỷ đảng và chính quyền cơ sở; sự chủ động tích cực của các đồng chí CBQL trường học, ý thức dám nghĩ, dám làm, dám vượt khó vươn lên; phát huy trí tuệ và sức mạnh tập thể trong việc chung tay xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, hiện đại và hiệu quả, gắn kết với gia đình, phụ huynh, cộng đồng và toàn xã hội.

Hà Thuỷ

Các tin khác