ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

125 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 376

  • Tổng 5.970.389

Ngân hàng Chính sách xã hội “Ngân hàng lưu động” của người nghèo.

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, trong hoạt động tín dụng chính sách tại địa bàn huyện Tuyên Hóa. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã thực hiện đúng quy định về việc giao dịch lưu động tại xã, đưa nguồn vốn đến tay các đối tượng chính sách, giảm bớt thời gian và công sức đi lại của bà con, cũng như đảm bảo an toàn tài sản và tiền trên đường đi.

Mới mờ sáng ngày chủ nhật mà cán bộ tín dụng đã có mặt tại NHCSXH huyện để chuẩn bị đầy đủ thiết bị để đến phục vụ phiên giao dịch với người dân. Theo quy định, NHCSXH tổ chức phiên giao dịch với người dân tại xã vào một ngày cố định hằng tháng. Ngày hôm nay đến hẹn là chúng tôi về. Trừ ngày Tết nguyên đán, còn các phiên giao dịch không bao giờ bị chuyển ngày chưa nói đến hủy dù là ngày lễ, thứ bảy hay chủ nhật. Anh em làm ở NHCSXH huyện, dù không phải địa bàn phụ trách cũng là thành viên của các Tổ giao dịch khác vì thế cũng chẳng mấy khi có ngày nghỉ bên gia đình”.

  

Một phiên giao dịch xã của NHCSXH huyện Tuyên Hóa

Vừa lúc 7h45’ mà Điểm giao dịch xã đã trở nên nhộn nhịp, cán bộ ngân hàng, người kiểm tra lại lần cuối máy móc thiết bị, người tranh thủ thời gian trao đổi với các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn, hay giải đáp những thắc mắc cùng bà con trước phiên giao dịch.

Gặp chị Trần Thị Mùi ở thôn Sơn Thủy, xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa bên trong Hội trường trụ sở UBND xã, chị vồn vã kể chị được các cán bộ của NHCSXH huyện tạo điều kiện cho vay vốn 52 triệu đồng. Gia đình trước kia khó khăn lắm, đất thì cũng có một ít nhưng vốn cũng chẳng đủ nói gì tích lũy. May có nguồn vốn này, chị đã trồng thành công được 02 ha keo và mua 02 con bò cái về nuôi. “Có cán bộ ngân hàng về tận nơi nên mình không phải mất nhiều thời gian, chi phí đi lại để làm hồ sơ, nhận vốn, nộp lãi, gửi tiết kiệm cũng như trả gốc. Không chỉ vậy, mình còn được hướng dẫn cách sử dụng đồng vốn hiệu quả”, chị Mùi chia sẻ.

Trong vai trò Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Sơn Thủy, xã Cao Quảng, chị Mùi càng cảm nhận rõ hơn việc NHCSXH tổ chức phiên giao dịch tại xã. “NHCSXH đưa giao dịch về xã đã giúp 41 tổ viên trong tổ chúng tôi các khâu, từ bình xét, làm hồ sơ đến thu lãi, nhận tiền gửi tiết kiệm, đôn đốc trả nợ diễn ra nhanh chóng, kịp thời. Trước kia, nếu hằng tháng không có những cán bộ áo hồng cánh sen về giao dịch với bà con tại Điểm giao dịch xã thì mỗi tháng ít nhất hai lần tôi phải ra trung tâm huyện để họp giao ban và nộp hồ sơ, tiền lãi, tiền tiết kiệm của các tổ viên cho ngân hàng”, chị Mùi kể. Ngoài ra, Tổ trưởng không được phép thu nợ gốc nên các thành viên trong tổ phải ra tận trung tâm huyện để trả nợ khi đến hạn. Trong khi đó, đường từ thôn ra trung tâm huyện xa nên việc đi lại bất tiện và tốn kém. “Từ khi ngân hàng về giao dịch tại đây, bà con chúng tôi đã tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và công sức đi lại”.

                                                                                                                                         Hải Dương

Các tin khác