ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

125 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 364

  • Tổng 5.970.377

Nông dân xã Mai Hóa phát triển nghề nuôi ong lấy mật

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Với lợi thế thiên nhiên nhiều đồi núi, nhiều năm qua, nông dân xã Mai Hóa huyện Tuyên Hóa đã khai thác được thế mạnh này để phát triển nghề nuôi ong lấy mật, mang lại thu nhập ổn định.

Đã có gần 20 năm gắn bó với nghề nuôi ong, ông Hà Văn Đệ ở thôn Bắc Hóa, xã Mai Hóa đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm trong nghề nuôi ong lấy mật ở huyện miền núi Tuyên Hóa. Đến nay, ông có 10 đàn ong, mỗi năm thu hoạch khoảng gần 90 lít mật. Với giá bán từ 300.000- 350.000 đồng mỗi lít, hàng năm mang về cho gia đình gần 30 triệu đồng từ tiền bán mật. Quá trình nuôi ong, Ông Đệ đã đúc rút cho mình những kinh nghiệm quý báu để làm ra những mẻ mật tinh túy, chất lượng.

 Ông Hà Văn Đệ ở thôn Bắc Hóa, xã Mai Hóa cho biết : “Chúng tôi chủ yếu tập trung thu hoạch vào khoảng từ cuối tháng Chạp đến cuối tháng tư âm lịch. Mật ngon nhất là khoảng từ tháng 2 đến tháng 4. Để đàn ong khỏe mạnh, chất lượng mật tốt, tôi thường xuyên kiểm tra, không cho côn trùng vào cắn phá, che chăn khi thời tiết xấu, để đàn ong phát triển tốt”

Cũng giống như ông Đệ, ông Nguyễn Duy Hòa ở thôn Tây Hóa cũng có niềm đam mê lớn với nghề nuôi ong. Ông Hòa là một trong những người nuôi ong đâu tiên của xã Mai Hóa với gần 30 năm trong nghề. Ban đầu mới tập nuôi, ông chỉ nuôi vài đàn. Nhận thấy tiềm năng và lợi nhuận từ nuôi ong mang lại, ông Hòa đã quyết định đầu tư quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó, ngoài tích lũy kinh nghiệm từ quá trình nuôi, ông Hòa còn mạnh dan đăng ký theo học các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi ong do huyện Tuyên Hóa tổ chức. Với 25 đàn ong, mỗi năm gia đình ông Hòa thu về trên 50 triệu đồng. Ông Nguyễn Duy Hòa còn được biết đến là tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp nuôi ong lấy mật thôn Tây Hóa. Ngoài tập trung phát triển kinh tế gia đình, ông Hòa thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm cho những hội viên nuôi ong khác về cách làm, kinh nghiệm trong chăm sóc đàn ong, nhiệt tình giúp đỡ các hội viên mới vào nghề về hỗ trợ kỹ thuật, con giống đảm bảo chất lượng.

Ông Nguyễn Duy Hòa - thôn Tây Hóa – xã Mai Hóa chia sẻ: “Qua thực tế nuôi ong, chúng tôi rút ra kinh nghiệm, phải tuân thủ đúng kỹ thuật. Mùa rét phải cho ong ăn để cho ong phát triển bình thường, Khi ong đã phát triển thì chủ yêu chăm sóc để lấy mật”

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Mai Hóa đã có từ lâu, nhưng tính chất tự phát, có quy mô nhỏ. Sau đó, nhờ các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của huyện, người dân địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển từ các loại cây có giá trị thấp sang trồng cây ăn quả. Nhờ đó đã tạo điều kiện thuận lợi để nghề nuôi ong ngày càng phát triển. Với chất lượng mật ong đảm bảo, sản phẩm mật ong của xã Mai Hóa được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn, trở thành một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương với sản lượng mật ong hàng năm đạt trên 3,5 tấn, giá trị thu về gần 1,2 tỷ đồng. Đặc biệt trước tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, với nhu cầu sử dụng mật ong để phòng ngừa dịch bệnh và tăng sức đề kháng nên mật ong được tiêu thụ với số lượng lớn, giá thành cao. Năm 2020, Tổ hội nghề nghiệp nuôi ong lấy mật thôn Tây Hóa của xã Mai Hóa được thành lập với 11 hội viên, đây là nơi để những người chung đam mê với nghề chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau kỹ thuật chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, ngoài bán mật, các hộ gia đình còn nhân đàn bán giống mang lại thu nhập ổn định.

Đồng chí Trần Thị Tuyết - chủ tịch Hội nông dân xã Mai Hóa cho biết: “Thời gian tới Hội nông dân xã sẽ phối hợp với các phòng ban chuyên môn để mở lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức trong nghề nuôi ong lấy mật. Hiện nay, dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng mật ong rất lớn , chúng tôi vận động hội viên nông dân mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn và các vùng lân cận. Bên cạnh đó , phối hợp với các hợp tác xã, Phòng Nông nghiệp huyện xây dựng thường hiệu Mật ong Tuyên Hóa qua đó giúp người dân phát triển kinh tế gia đìn, qua đó cùng với địa phương giảm nghè một cách bền vững”.

Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật trên địa bàn đã tạo thêm động lực và mở ra những triển vọng về hướng phát triển kinh tế cho xã Mai Hóa. Để phát huy hết tiềm năng lợi thế của địa phương, xã Mai Hóa cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện đề nghề này phát triển, qua đó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

                                                                        Thương Huyền

Các tin khác