ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

125 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 77

  • Tổng 5.973.316

Tiếp tục tăng cường, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trên địa bàn huyện từ các hoạt động thực tiễn

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Trong những năm qua, cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác dân vận trên địa bàn huyện; ban hành kịp thời các nghị quyết, đề án, kế hoạch... với nhiều chủ trương, biện pháp phù hợp tình hình thực tiễn của huyện, đã tạo nhiều chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, hành động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về công tác dân vận của Đảng.

Để triển khai thực hiện, các phòng, ban, ngành chức năng của huyện; các xã, thị trấn đã kịp thời xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để làm tốt công tác dân vận; tăng cường công tác dân vận chính quyền; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước; công tác an sinh xã hội; xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” làm tốt công tác dân vận, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo; hướng mạnh các hoạt động về với cơ sở. Tổ chức sơ kết, tổng kết kịp thời các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước có liên quan về công tác dân vận. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền. Thường xuyên chăm lo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, Mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở; bố trí đủ số lượng, cơ cấu cán bộ cho Ban Dân vận, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện và cán bộ phụ trách công tác dân vận theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận.

Tuy nhiên, việc quán triệt và thực hiện các văn bản về công tác dân vận của Đảng ở một số cấp ủy, chính quyền chưa thường xuyên; một số nơi xây dựng chương trình, kế hoạch công tác dân vận chưa sát với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị. Trách nhiệm về công tác dân vận của một số phòng, ban, ngành của huyện chưa cao. Chất lượng công tác dân vận của hệ thống chính trị tuy đã được nâng lên, nhưng so với yêu cầu có mặt còn hạn chế. Mặt trận, các đoàn thể một số nơi chậm đổi mới phương thức, nội dung hoạt động; một số tổ chức chưa thực sự sâu sát cơ sở, nắm bắt tình hình, chưa tham gia sinh hoạt với các chi đoàn, chi hội; việc tổ chức thực hiện quy chế phối hợp, chương trình phối hợp công tác dân vận chưa thường xuyên, chưa rõ nét. Công tác giám sát và phản biện xã hội còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội một số nơi còn yếu. Công tác dân vận chính quyền, quản lý Nhà nước có nơi, có mặt còn hạn chế.

Vì vậy, để đáp ứng trong tình hình mới, có thể rút ra một số kinh nghiệm để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác dân vận trên địa bàn huyện:

Một là, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước đối với công tác dân vận. Với quan điểm “lấy dân làm gốc”; “công tác dân vận là của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận và các đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt”. Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức thực hiện của chính quyền, các cơ quan Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong công tác dân vận, gắn việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị về công tác dân vận với công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quan tâm xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vững mạnh. Chăm lo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, Mặt trận và các đoàn thể; bố trí những người thực sự có phẩm chất, năng lực, uy tín làm công tác dân vận. Ba là, tăng cường công tác dân vận chính quyền, các cơ quan Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức: Trọng dân, gần dân, học dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân. Chăm lo, giải quyết kịp thời những nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, khơi dậy và phát huy tiềm năng, trí tuệ, sức sáng tạo của Nhân dân. Bốn là, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, gắn với phong trào thi đua "Dân vận khéo" và thực hiện tốt công tác vận động Nhân dân; xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình làm tốt công tác dân vận. Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền về công tác dân vận gắn với tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kịp thời cổ vũ, động viên những nhân tố tích cực, những cách làm hay, phê phán những việc làm, những biểu hiện sai trái, lệch lạc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Năm là, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận; kịp thời biểu dương, khen thưởng những việc làm hay, cách làm tốt, đồng thời khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với tình hình trong giai đoạn mới.

                                                                                                                    Trần Thanh Hiền

Các tin khác