ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

125 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 2

  • Hôm nay 70

  • Tổng 6.112.027

Nhìn lại 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội ở Tuyên Hóa

Font size : A- A A+

        Với xu thế phát triển và hội nhập của đất nước, để tập trung được các nguồn vốn tín dụng phục vụ chính sách xã hội vào một tổ chức duy nhất, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, ngày 04 tháng 10 năm 2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời cùng ngày Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo tách khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đánh dấu sự ra đời và phát triển của một tổ chức tín dụng hoạt động mang tính đặc thù. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, NHCSXH đã chủ động tổ chức huy động vốn để cho vay theo kế hoạch, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của cả nước. Để tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCSXH, ngày 16 tháng 3 năm 2004 Chính phủ ban hành Chỉ thị số 09/2004/CT-TTg về việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH, như vậy sau hơn 2 năm chính thức đi vào hoạt động tín dụng chính sách thông qua NHCSXH, Chỉ thị số 09/2004/CT-TTg ban hành tiếp tục thể hiện sự đặc biệt quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
       Hoạt động tín dụng chính sách cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách là hoạt động được xã hội hóa, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội cùng góp công sức, tiền của, trí tuệ để đầu tư cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tuy nhiên về mặt tổ chức Đảng thì ở thời điểm này chưa có chỉ thị, văn bản chỉ đạo nào của Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Từ thực tiễn đó, sau 12 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP và Chỉ thị số 09/2004/CT-TTg của Chính phủ, ngày 22/11/2014 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Chỉ thị ra đời là một “làn gió mới” trong công tác tín dụng chính sách, thể hiện sự đặc biệt quan tâm của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác tín dụng chính sách xã hội, nhằm phát huy vai trò của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách, thường xuyên nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách. Kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ban hành, vai trò của các cấp chính quyền đặc biệt là cấp xã trên toàn quốc nói chung và ở Tuyên Hóa nói riêng đã được nâng lên rõ rệt, sự vào cuộc mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt là vai trò của các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đã thực sự vào cuộc để phối hợp, hỗ trợ cùng NHCSXH thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách xã hội, hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở địa phương mình tiếp cận kịp thời, thuận lợi nguồn vốn thông qua NHCSXH để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống và vươn liên thoát nghèo bền vững. Sau khi Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 09/4/2015 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã ban hành Chỉ thị số 35-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch số 528/KH-UBND ngày 21/5/2015 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và ngày 10/7/2015 Ban Thường vụ Huyện ủy Tuyên Hóa đã ban hành Chỉ thị số 15-CT/HU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
        Kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư đến nay hoạt động tín dụng chính sách đã tăng về cả nguồn vốn, dư nợ cho vay, nguồn vốn Ngân sách huyện chuyển bổ sung là 2.020 triệu đồng (tăng 1.570 triệu đồng so với trước khi có Chỉ thị), nâng cao được chất lượng tín dụng chính sách xã hội. Đến nay nguồn vốn tín dụng chính sách thông qua NHCSXH huyện Tuyên Hóa đã thực hiện cho vay 15 chương trình tín dụng (tăng thêm 5 chương trình); tổng doanh số cho vay (từ 2003-2019) là 1.197 tỷ đồng với 62,9 ngàn lượt hộ vay vốn; tổng doanh số thu nợ là 707,9 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay đạt 520 tỷ đồng (tăng 230 tỷ đồng, tăng 79,3%) với 11,4 ngàn khách hàng dư nợ (tăng 500 khách hàng), bình quân dư nợ 45,6 triệu đồng/hộ (tăng 19 triệu đồng), Tuyên Hóa là đơn vị có tổng dư nợ cho vay lớn nhất trong 8 huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu nguồn vốn dư nợ cơ bản đồng đều giữa các chương trình tín dụng nhưng chủ yếu vẫn là dư nợ cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, dư nợ hai chương trình này là 277 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 53,3% trong tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng: tổng nợ quá hạn là 357 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,07%/tổng dư nợ (giảm 568 triệu đồng, về tỷ lệ giảm 0,25%), có 13/20 xã, thị trấn không có dư nợ quá hạn, chiếm 65% số xã (tăng thêm 11 xã không có dư nợ quá hạn).
        Mạng lưới hoạt động tín dụng chính sách xã hội sâu rộng đến 136/136 thôn, bản, tiểu khu trên địa bàn huyện, thực hiện ký Văn bản liên tịch với 4 tổ chức chính trị - xã hội huyện: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; có 80/80 tổ chức Hội đoàn thể cấp xã nhận ủy thác (mỗi xã đều có 4 tổ chức Hội đoàn thể tham gia ủy thác), tạo sự hài hòa và tính thi đua giữa các tổ chức Hội đoàn thể làm ủy thác; mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn có 322 tổ trải dài đến 136 thôn, bản, tiểu khu; thành lập 20 điểm giao dịch xã và thực hiện giao dịch mỗi tháng tối thiểu 1 lần để phục vụ việc giải ngân cho vay, thu nợ, thu lãi khách hàng tại nơi cư trú; nguồn vốn tín dụng chính sách đến nay đã được đầu tư đến 100% thôn, bản, tiểu khu trên địa bàn huyện. Theo số liệu thống kế đến nay đã có 6,4 ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn; có 6,3 ngàn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được đầu tư nhờ nguồn vốn vay; có 390 học sinh, sinh viên được vay vốn học tập; có 60 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn phát triển sản xuất; có 960 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn là nhà ở; có gần 15 ngàn lao được tạo việc làm nhờ nguồn vốn vay. Tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện Tuyên Hóa đến nay còn lại gần 7.924 hộ (giảm 4.862 hộ so với năm 2014), tỷ lệ là 32,66%/số hộ dân trên địa bàn (giảm 23,96% so với cuối năm 2014). Một điều rất đặc biệt đó nữa là hình ảnh, uy tín của NHCSXH được nâng lên rõ rệt, uy tín với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, uy tín đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, vai trò của NHCSXH đã được khẳng định rõ nét nhất, đã thực sự là công cụ xóa đói giảm nghèo của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương là những người bạn đồng hành của người dân.

CTV Tất Thành
NHCSXH huyện Tuyên Hóa

More