ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
   

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

125 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 2

  • Hôm nay 196

  • Tổng 5.968.534

Người tạo nhịp cầu chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách về với Kaxen

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm thường xuyên, kịp thời của Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành ở tỉnh cũng như ở huyện và xã mà đời sống của bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tuyên Hóa nói chung và bà con dân tộc Mã Liềng ở xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa nói riêng đã có những đổi thay nhất định, đời sống của bà con đã không còn phải chịu đựng cái đói quanh quẩn bám đuổi nữa mà đã dần thoát nghèo vươn lên, nhiều hộ đã có của ăn của để. Một trong những người đã rất tâm huyết, gắn bó với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để chuyển tải kịp thời nguồn vốn về với bà con đó là chị Nguyễn Thị Hà, tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV) bản Kaxen thuộc Hội Nông dân quản lý.

 

Sinh năm 1982, chị Nguyễn Thị Hà được hội viên nông dân bản Kaxen, xã Thanh Hóa tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ TK&VV của bản từ năm 2018, với vai trò và trách nhiệm của của mình chị đã kịp thời tuyên truyền các chủ trương chính sách về vốn vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đến bà con trong bản, nội dung tuyên truyền như: mức vốn cho vay ưu đãi, lãi suất cho vay ưu đãi, thời gian vay vốn dài, chấp hành nghĩa vụ trả lãi hàng tháng…từ đó để bà con những ai có phương án sản xuất, chăn nuôi tốt chị động viên họ mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư chăn nuôi, trồng trọt.
Bản Kaxen chỉ có 56 hộ dân với 192 nhân khẩu, trước thời điểm chị Hà làm tổ trưởng vay vốn thì tình trạng bà con vay vốn chậm trả lãi rất nhiều, nợ quá hạn có đến 8 hộ với số tiền 40 triệu đồng, tỷ lệ lên đến gần 6%, một phần do công tác tuyên truyền của người Tổ trưởng tiền nhiệm chưa được thấu đáo, chưa tốt, nên một số bà con còn ỷ lại và trông chờ vào chủ trương chính sách của nhà nước. Đến nay đã có 32 hộ đồng bào dân tộc vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, chiếm 57% số hộ dân trong bản, với số tiền 783 triệu đồng, bình quân mỗi hộ dân tộc được vay 24,5 triệu đồng. Từ nguồn vốn vay bà con đã đầu tư mua bò, trâu chăn nuôi, nuôi gà, mua cây giống đầu tư trồng rừng nguyên liệu cây keo, đời sống của bà con dân bản ngày càng ổn định đi lên. Điển hình một số hộ vay vốn phát huy tốt hiệu quả như: Hộ anh Hồ Bợt vay vốn chương trình hộ nghèo với số tiền 30 triệu đồng, gia đình đã đầu tư trồng, chăm sóc 2 hecta cây keo lai, cứ mỗi vụ 5 năm cho thu nhập gia đình khấm khá từ 40-50 triệu đồng; hay như gia đình anh Hồ Xuân vay vốn hộ nghèo chỉ với số tiền 10 triệu đồng đầu tư nuôi gà đàn thường xuyên nuôi trên 100 con gà, cho thu nhập gia đình ổn định…và nhiều hộ khác nữa.
Một điều đặc biệt đó là qua công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thì đa số các hộ vay vốn đã sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, đồng vốn phát huy tốt hiệu quả, bà con chấp hành nghĩa vụ trả lãi hàng tháng đầy đủ, không có trường hợp nợ lãi tồn đọng và không có trường hợp nợ vay vốn quá hạn trả nợ.

Tất Thành
 

Các tin khác